P. Quản lý công nghiệp

26/09/2023

PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


Trưởng phòng: Phạm Hải Linh

- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí

- Trình độ LLCT: Trung cấp

- Điện thoại di động: 0941.171.183

Email: phamhailinh@quangninh.gov.vn

- Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo chung.

  Phó trưởng phòng: Phạm Quốc Hùng

- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư khai thác mỏ, Kỹ sư kinh tế

- Trình độ LLCT: Cao Cấp

- Điện thoại văn phòng: 02033628014

-Email: phamquochung@quangninh.gov.vn

- Lĩnh vực phụ trách: Khuyến Công.

  Chuyên viên: Nguyễn Kim Huynh

- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư khai thác

- Trình độ LLCT: Trung cấp

- Điện thoại văn phòng: 02033824805

- Email: nguyenkimhuynh@quangninh.gov.vn

- Tham mưu công tác quản lý nhà nước về Khoáng sản

  Chuyên viên: Vũ Thùy Linh

- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư môi trường

- Điện thoại văn phòng: 02033824805

- Email:vuthuylinh@quangninh.gov.vn

- Tham mưu công tác: Tổng hợp Báo cáo

Chuyên viên: Vũ Ngọc Phú

- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư môi trường

- Điện thoại văn phòng: 02033824805

 - Email: vungocphu@quangninh.gov.vn

- Tham mưu công tác: Tổng hợp Báo cáo

Chuyên viên: Trịnh Thu Hồng

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Công Nghệ Hoá Học

- Điện thoại văn phòng: 02033824805

 - Email: trinhthuhong@quangninh.gov.vn

- Tham mưu công tác: 

   Chuyên viên: Vương Tuấn Hải

- Trình độ chuyên môn:  Cử nhân kinh tế tài nguyên thiên nhiên

- Điện thoại văn phòng: 02033824805

 - Email: vuongtuanhai@quangninh.gov.vn

- Tham mưu công tác: 

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 

 

1. Chức năng

Phòng Quản lý công nghiệp có chức năng tham mưu Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp gồm công nghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương, công nghiệp FDI; bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí; luyện kim; khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); công nghiệp hỗ trợ; hóa chất (trừ xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng), vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn chuyên ngành công nghiệp; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến (gồm: Dệt – may, da-giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, bao bì chứa đựng…); khuyến công; quản lý cụm công nghiệp.

2. Nhiệm vụ

2.1 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

- Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp (theo lĩnh vực được phân công); hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Tham gia ý kiến các chương trình, dự án đầu tư phát triển công nghiệp (theo lĩnh vực được phân công) trên địa bàn tỉnh hoặc có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật; theo dõi, hỗ trợ để triển khai thực hiện theo tiến độ.

- Hướng dẫn, kiểm tra và lập thủ tục cấp Giấy phép sản xuất một số sản phẩm theo quy định.

2.2 Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách

- Đề xuất các chủ trương chính sách, biện pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu, đề xuất với Lãnh đạo Sở xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các cơ chế chính sách có liên quan đến các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo lĩnh vực quản lý) trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu xây dựng và hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất trên địa bàn theo quy định.

- Tham mưu Lãnh đạo Sở trình Bộ Công Thương, UBND tỉnh phê duyệt các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương, bao gồm các hoạt động được thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công (Quốc gia và địa phương). Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện và triển khai công tác khuyến công theo chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất chương trình phát triển các cụm công nghiệp.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo lĩnh vực được phân công) tại địa phương theo quy chế của Sở và quy định của UBND tỉnh, Bộ Công Thương.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp đối với các phòng Kinh tế hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

2.3 Về công nghiệp hỗ trợ:

- Tham mưu và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

2.4 Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến:

- Tham mưu tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: Dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến.

2.5 Về khuyến công:

- Chủ trì, tham mưu Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công.

- Triển khai chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương đối với các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện đề án khuyến công tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát việc thực hiện đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh.

2.6 Về cụm công nghiệp:

- Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Trung tâm phát triển cụm công nghiệp; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.7 Về tiểu thủ công nghiệp:

Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh.

2.8 Về cơ khí và luyện kim

Tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.9 Tham mưu Lãnh đạo Sở hướng dẫn, kiểm tra và lập thủ tục cấp các loại Giấy phép về hoá chất, VLNCN, và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn chuyên ngành công nghiệp.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hoá chất, VLNCN và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất, VLNCN và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn chuyên ngành công nghiệp theo quy định pháp luật.

2.10 Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng)

- Tham mưu lãnh đạo Sở chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý nhà nước về khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh than; theo dõi hoạt động sản xuất và tiêu thụ than trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Lãnh đạo Sở.

2.11 Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp.

2.12 Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi chuyên môn thuộc phòng theo quy chế Sở, quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

2.13 Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quy định an toàn trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn.

2.14 Thẩm định và tham gia thẩm định các dự án chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.

2.15 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

 

 

 

 

 



Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 1463
Đã truy cập: 1756519