Tại Quảng Ninh diện tích trồng rau hàng năm khoảng 11.000 ha với đa dạng các loại rau, được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân và hè thu. Thị trường tiêu thụ chính là nội tỉnh, ngoài ra còn được đưa đi tiêu thụ tại một số tỉnh lân cận. Hiện nay, việc trồng rau gối vụ, rải vụ, trái vụ đã góp phần giảm áp lực đầu ra và tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng. Tuy nhiên, khó khăn trong trồng rau gối vụ, rải vụ, trái vụ là phòng trừ các đối tương sinh vật hại gây hại. Để đảm bảo sản phẩm rau an toàn tới tay người tiêu dùng nhưng vẫn tăng hiệu quả kinh tế, khi trồng rau gối vụ, rải vụ, trái vụ nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:
* Đối với trồng rau gối vụ:
- Sử dụng các giống khác họ trồng gối vụ để tránh nguồn lây sâu, bệnh;
- Sử dụng các giống kháng sâu bệnh;
- Trồng gối vụ sớm để giá thành sản phẩm cao.

Ảnh: Trồng gối Bầu với rau Su hào

Ảnh: Trồng gối Mướp với Tỏi - Trồng gối các loại rau tại xã Tiền An – thị xã Quảng Yên (vụ Xuân 2021)
* Đối với trồng rau rải vụ: Trồng nhiều trà (trà sớm, chính vụ và muộn) dễ nhiễm sâu bệnh, vì vậy:
- Không nên gieo trồng nhiều trà cùng 1 giống trên 1 diện tích;
- Thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch;
- Sử dụng giống kháng sâu bệnh.

Ảnh: Trồng rau trải vụ tại phường Cộng Hòa – thị xã Quảng Yên
* Trồng rau trái vụ:
- Trồng trái vụ tuy sâu bệnh ít nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, độ ẩm,… Vì vậy cần chọn các giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết.
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp, mái che.
(Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu, bệnh đến ngưỡng phun trừ, chỉ sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật được phép dùng trên rau và phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng)
Phạm Thị Hiệp (Chi cục Trồng trọt & BVTV)