
Tập huấn phổ biến các quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)
Nghiêm túc thực hiện triển khai Kế hoạch số 919/KH-BCĐ ngày 23/3/2017 của Bộ Quốc phòng về việc thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 10/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, trong đó ưu tiên tập trung phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình nông thôn mới tới mọi người dân. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành các văn bản phổ biến và hướng dẫn các cơ chế chính sách pháp luật, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, địa phương căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mục tiêu phát triển ngành để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, an ninh quốc phòng và quy hoạch Nông thôn mới của các địa phương đã được duyệt.
Xây dựng Tủ sách pháp luật là một loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức các văn bản. Đây là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu của người đọc. Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc đã xây dựng tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở làm việc, thuận tiện cho công chức, viên chức đơn vị sử dụng, khai thác khi có nhu cầu. Để khai thác, phát huy hiệu quả Tủ sách pháp luật, Sở đã tổ chức lựa chọn, biên soạn nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành, nhất là các quy định có liên quan đến đời sống, kinh tế - xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được người dân quan tâm theo các hình thức hỏi đáp, hay vấn đề dễ hiểu để đăng tải trên cổng thông tin điện tử và trang Fanpage của Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm cung cấp thông tin và tiếp nhận phản hồi từ người dân được nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời in thành nhiều bản phát trực tiếp cho nhân dân trong các đợt trợ giúp pháp lý, các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các hội nghị hoặc trong các cuộc họp thôn, bản.

Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tư xây dựng hệ thống Tủ sách pháp luật ở cơ sở, góp phần giúp cho cán bộ và người dân tiếp cận với pháp luật thuận lợi hơn (ảnh minh họa)
Qua khảo sát thực trạng đời sống pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới, hải đảo; giai đoạn 2017-2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tích cực nghiên cứu biên soạn, cấp phát hơn: 133.600 tờ rơi; 3.170 áp phích; 22.080 bộ tài liệu và 1.900 đĩa DVD phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Để góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, đội ngũ báo cáo viên pháp luật là lực lượng nòng cốt, góp phần thực hiện tốt các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong giai đoạn 2017 – 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không ngừng bồi dưỡng, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, từ chỗ chỉ có 10 người năm 2017, đến năm 2020 đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh của Sở đã tăng lên 21 người. Báo cáo viên pháp luật của Sở là người có trình độ, năng lực, uy tín và được kiện toàn thường xuyên để đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu. Năm 2021, Sở tiếp tục có văn bản số 2595/SNN&PTNT đề nghị Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Báo cáo viên cấp tỉnh của Sở Nông nghiệp và PTNT với số lượng là 27 người (trong đó trình độ tiến sỹ 01 người, thạc sỹ 11 người, Đại học Luật 03 người, đại học khác 12 người).
Hằng năm sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức, mở các lớp tập huấn cho bà con nông, ngư vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo hướng dẫn về chính sách pháp luật, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Cụ thể:
Năm 2017: Tuyên truyền phổ biến Bộ luật hình sự với 60 lượt người tham dự; Tổ chức 22 lớp tập huấn cho 1.060 lượt người hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
Năm 2018: Tổ chức 58 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân bón, trồng trọt và bảo vệ thực vật trên các cây trồng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho với tổng số 2.949 lượt người tham dự; 28 lớp tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí xây dựng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tham gia mô hình sản xuất giảm nghèo, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách cho các đối tượng trang trại với trên 900 lượt người tham gia; 42 lớp tập huấn ứng dựng công nghệ khí sinh học, chính sách hỗ trợ với trên 1.000 lượt học viên tham gia.
Năm 2019: Tổ chức mở 03 lớp tập huấn tại TP. Hạ Long, TP. Uông Bí và huyện Tiên Yên để tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp và các Nghị định, Thông tư về lĩnh vực Lâm nghiệp; các Luật liên quan như: Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra Hình sự, Luật Tố cáo, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc với 112 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Các đơn vị trực thuộc trong toàn lực lực lượng kiểm lâm đã tổ chức: 230 cuộc tuyên truyền với tổng số 10.560 lượt người tham dự; 13 cuộc thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp với tổng số 10.400 lượt người tham gia. Phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức 04 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu với 250 lượt người tham dự.
Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức 111 lớp tập huấn cho 5.200 lượt người tham gia là các cán bộ, hội nghề cá, nghiệp đoàn nghề cá, ngư dân tại các địa phương các quy định về Luật thủy sản, ngoài ra thông qua công tác thanh tra, kiểm tra trên biển lồng ghép còn tuyên truyền cho trên 5.00 lượt người về các quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Năm 2020: Đã phối hợp với Công an Tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ Thanh tra, pháp chế cho các đơn vị trực thuộc về: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, 01 lớp tập huấn, huấn luyện về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; các đơn vị trực thuộc đã phối hợp các xã, phường, thị trấn mở 17 cuộc tập huấn, tuyên truyền với số lượng là 778 lượt người tham gia; tham gia dự thi 01 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức.
Xác định công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đặc biệt ở vùng biên giới, hải đảo là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, phải thực hiện song song với nhiệm vụ chuyên môn. Trong thời gian quan, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật để công chức, viên chức, người lao động nhận thức đúng và nêu cao vai trò, trách nhiệm trong thực thi công vụ, trong phòng ngừa đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; các vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý nghiêm, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an giải quyết kịp thời, đúng quy định các tố giác, tin báo về tội phạm, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Trên địa bàn tỉnh không tồn tại các “điểm nóng” về tội phạm vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Việc triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giúp cho cán bộ cơ sở và người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định và chính sách qua đó nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn biên giới, hải đảo. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp luôn được chú trọng thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến pháp luật; thông qua các chương trình dự án (đặc biệt là Chương trình di dân vùng biên giới, hải đảo) góp phần tuyên truyền giáo dục và vận động đồng bào các dân tộc xây dựng đời sống mới lành mạnh và tiến bộ. Các vấn đề bức xúc về văn hoá, xã hội đã được quan tâm giải quyết; tỷ lệ hộ nghèo, xã nghèo tại vùng biên giới hải đảo giảm, nhân dân phấn khởi lao động sản xuất…
Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện các đơn vị trực thuộc gặp không ít khó khăn, như: Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của nhà nước dài, người nghe khó nắm bắt được một cách đầy đủ hết các nội dung. Trong khi đối tượng tuyên truyền ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận chưa thực sự quan tâm nên việc tuyên truyền phổ biến, tập huấn còn gặp nhiều khó khăn. Các giảng viên khi tham gia tuyên truyền là cán bộ, công chức chưa qua đào tạo bài bản về kỹ năng thuyết trình, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chủ yếu bằng lời nói.
Để tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo đạt hiệu quả cao. Thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng cần tiếp tục huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và các cơ quan thông tin để tuyên truyền, phổ biến; đồng thời, lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đối với hình thức giáo dục pháp luật qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ tư vấn tại trụ sở mà còn đến các làng, xã, bản, tư vấn lưu động hoặc thông qua các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý./.