Tình hình sinh trưởng cây trồng
Mạ xuân sớm: Diện tích: 28 ha; GĐST:Mũi chông - 3 lá.
Cây rau màu các loại giai đoạn sinh trưởng: gieo trồng - phát triển thân lá - củ quả - thu hoạch;
Cây ngô đông: Phun râu - bắp non - chắc - thu hoạch;
Cây khoai tây: Phát triển thân lá;
Cây vải chín sớm: Phân hóa mầm hoa - Phát triển nụ;
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch,
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Trong tuần các đối tượng sinh vật gây hại với mật độ, tỷ lệ thấp và chưa đến ngưỡng nhiễm cụ thể: Trên mạ xuân sớm: rầy, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô đâu lá, bệnh thối thân,... Trên cây ngô đông: Chuột, sâu đục thân bắp, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, ... Trên cây khoai tây: Bệnh nở cổ rễ, chuột, sâu xám, bọ trĩ,.. Trên cây rau: Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,... Trên cây hoa: rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... Trên cây thanh long: Bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... Trên cây nhãn,vải: Nhện lông nhung, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục gân lá, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... Trên cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,…): Ruồi đục quả, bướm chích hút quả, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét...

Mạ Xuân sớm giai đoạn 2-3 lá thực hiện che phủ nilong
(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 16 - 22/12/2021):
Trong thời gian tới cần lưu ý các đối tượng sinh vật hại:
-Trên mạ xuân: Theo dõi diễn biến gây hại của bệnh khô đầu lá, rầy, sâu đục thân, chuột, ốc bươu vàng,...
- Trên cây trồng khác:
Cây rau, hoa: Bọ phấn, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,... tiếp tục gây hại ở mức nhẹ đến trung bình trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... tiếp tục gây hại nhẹ trên các loại hoa.
Cây ngô đông: Sâu đục thân, sâu đục bắp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... tiếp tục gây hại.
Cây ăn cam: Theo dõi diễn biến gây hại của ruồi đục quả, bướm chích hút quả, rệp, bệnh loét…
Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: Sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, sâu ăn lá cây chõi, bệnh chết héo keo,…
Một số biện pháp canh tác, xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
Trong những ngày tới, Quảng Ninh tiếp tục nằm sâu trong áp cao lạnh lục địa khô, hoạt động mạnh. Thời tiết tiếp tục ít mây, đêm không mưa, ngày nắng hanh, độ ẩm thấp. Trời rét, rét sâu về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi rét đậm rét hại. Do đó, cần tập trung chăm sóc cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sinh vật hại.
- Đối với mạ Xuân:
+ Không gieo mạ khi nhiệt độ dưới 150C;
+ Những diện tích mạ Xuân đang giai đoạn mũi trông đến 3 lá:
Đang được che phủ nilon: Bà con tiếp tục duy trì độ ẩm trên mặt luống, tốt nhất là để rãnh có nước và cần kiểm tra độ kín của nilon để giữ ấm và giữ ẩm, chăm sóc bảo vệ để mạ xuân sớm sinh trưởng phát triển tốt, ban ngày nhiệt độ cao mở nilon ra, ban đêm cần che phủ lại để tăng cường khả năng chống rét cho mạ.
- Đối với các cây trồng khác: Tiến hành chăm bón và có biện pháp chống rét, sương cây trồng vụ đông.
Thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại. Khi các đối tượng sinh vật hại đến ngưỡng thì tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” nhằm ngăn chặn không để dịch hại bùng phát thành dịch./.