Tình hình sinh trưởng cây trồng
Mạ xuân sớm: Diện tích: 28 ha; GĐST: 1,5 - 4 lá.
Cây rau màu các loại giai đoạn sinh trưởng: gieo trồng - phát triển thân lá - củ quả - thu hoạch;
Cây ngô đông: Phun râu - bắp non - chắc - thu hoạch;
Cây khoai tây: Phát triển thân lá - củ;
Cây vải chín sớm: Phát triển nụ;
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch,
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Trong tuần các đối tượng sinh vật gây hại với mật độ, tỷ lệ thấp, cụ thể: Trên mạ xuân sớm: rầy, bệnh khô đâu lá, bệnh thối thân, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm vũ hóa đẻ trứng cục bộ 01 ổ/m2. Trên cây ngô đông: Chuột, sâu đục thân bắp, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn,... Trên cây khoai tây: Bệnh sương mai, chuột, bọ trĩ,... Trên cây rau: Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,... Trên cây hoa: rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... Trên cây thanh long: Bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... Trên cây nhãn,vải: Nhện lông nhung, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục gân lá, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... Trên cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,…): Ruồi đục quả, bướm chích hút quả, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét...

Trưởng thành và ổ trứng sâu đục thân 2 chấm trên mạ Xuân sớm 2022 tại thị xã Quảng Yên
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 23 - 29/12/2021):
Trong thời gian tới cần lưu ý các đối tượng sinh vật hại:
- Trên mạ xuân sớm: Sâu non sâu đục thân 2 chấm có khả năng nở và gây hại cục bộ diện hẹp trên một số diện tích không che phủ nilon nên cần theo dõi để có biện pháp xử lý, và tiếp tục theo dõi các đối tượng: rầy, chuột, bệnh khô đầu lá, bệnh thối thân,...
- Trên cây trồng khác:
Cây rau, hoa: Bọ phấn, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,... gây hại ở mức nhẹ đến trung bình trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... tiếp tục gây hại nhẹ trên các loại hoa.
Cây ngô đông: Sâu đục thân, sâu đục bắp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... tiếp tục gây hại.
Cây ăn cam: Theo dõi diễn biến gây hại của ruồi đục quả, bướm chích hút quả, rệp, bệnh loét…
Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: Sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, sâu ăn lá cây chõi, bệnh chết héo keo,…
Một số biện pháp canh tác, xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
Trong những ngày tới, thời tiết tiếp tục ít mây, đêm không mưa, ngày nắng hanh, độ ẩm thấp, trời rét về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi rét đậm rét hại. Do đó, cần có biện pháp chống rét, sương và chăm sóc cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sinh vật hại.
- Đối với mạ Xuân:
Thực hiện các biện pháp chống rét cho mạ để mạ sinh trưởng phát triển tốt như:
+ Không bón phân đạm, phân bón lá giàu đạm cho mạ khi nhiệt độ dưới 150C, bón tro bếp hoặc một lượng nhỏ kali và lân để giúp mạ ấm chân và cứng cáp, chống rét tốt hơn;
+ Luôn giữ đủ ẩm cho mạ, tốt nhất là để rãnh có nước, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn;
+ Diện tích mạ đang được che phủ nilon: Cần tiếp tục duy trì độ ẩm trên mặt luống, ban ngày nhiệt độ cao thì tháo nước cạn, mở nilon ra, ban đêm nhiệt độ thấp cần che phủ lại và tháo nước vào ngập 1/3 cây mạ để tránh hiện tượng mạ chết rét về ban đêm và nắng nóng ban ngày do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao.
Theo dõi diễn biến của các đối tượng: rầy, chuột, bệnh thối thân, đặc biệt cần chú ý theo dõi sâu đục thân 2 chấm để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Đối với các cây trồng khác: Tiến hành chăm sóc, theo dõi, thực hiện các biện pháp phòng chống các đối tượng sinh vật hại và có biện pháp chống rét, sương cây.
Thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại. Khi các đối tượng sinh vật hại đến ngưỡng thì tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra./.