Tình hình sinh trưởng cây trồng
Mạ xuân: Diện tích gieo khoảng: 270ha; GĐST: gieo - 4lá;
Lúa xuân: Lúa xuân sớm: Hồi xanh – đẻ nhánh. Lúa xuân muộn: Sạ/cấy - mũi chông - 2 lá - hồi xanh
Cây rau màu các loại giai đoạn sinh trưởng: gieo trồng - phát triển thân lá - củ quả - thu hoạch;
Cây khoai tây: Phát triển thân củ - thu hoạch;
Cây ngô xuân: GĐST: Gieo trồng - 2 lá.
Cây tương, lạc: GĐST: Làm đất - gieo - 2 lá.
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch: Cam: Phát triển nụ - hoa; cây vải thiều, nhãn: Phát triển nụ; vải chín sớm: Hoa rộ - hình thành quả; cây đào: GĐST: Phát triển nụ - hoa.
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Trong tuần các đối tượng sinh vật gây hại với mật độ, tỷ lệ thấp cụ thể: Trên mạ xuân: rầy, chuột, bệnh khô đầu lá, bệnh thối thân,... Trên lúa xuân: bệnh khô đầu lá, ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ... Trên cây khoai tây: bọ trĩ, chuột, bệnh sương mai,... Trên cây rau: Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, rệp,bệnh thối nhũn, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai,... Trên cây hoa: rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... Trên cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... Trên cây nhãn,vải: Nhện lông nhung, bọ xít, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... Trên cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,…): Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét,...

Nông dân đang tập chung cấy lúa xuân
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 10/01 - 16/02/2022):
Trong thời gian tới cần lưu ý các đối tượng sinh vật hại:
- Trên mạ/lúa Xuân: Theo dõi diễn biến gây hại của bệnh khô đầu lá, rầy, chuột, ốc bươu vàng, bọ trĩ,...
- Trên cây trồng khác:
Cây rau, hoa: Rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh đốm lá,... tiếp tục gây hại trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... tiếp tục gây hại nhẹ trên các loại hoa.
Cây thanh long: Bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... tiếp tục gây hại nhẹ.
Cây ăn cam: Theo dõi diễn biến gây hại của rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét,…
Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: Sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, sâu ăn lá cây chõi, bệnh chết héo keo, bệnh phấn trắng,…
Một số biện pháp canh tác, xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
Tuần tới, Tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh kết hợp hoạt động của rãnh gió tây trên cao gây mưa, mưa rào, trời rét, rét đậm, rét hại. Do đó, cần tập trung chăm sóc cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sinh vật hại.
- Đối với mạ/lúa Xuân:
Tiến hành gieo mạ, cấy lúa xuân theo đúng lịch thời vụ; không gieo mạ, cấy lúa, bón đạm khi nhiệt độ xuống dưới 150C, đồng thời có biện pháp chống rét cho diện tích mạ đã gieo, lúa đã cấy khi thời tiết rét đậm, rét hại.
- Đối với cây rau màu: Tiến hành làm đất, gieo trồng theo đúng lịch thời vụ và có biện pháp chống rét, sương muối cho cây trồng.
- Đối với cây ngô, lạc, tương: Tiếp tục tiến hành, gieo trồng theo đúng lịch thời vụ.
- Đối với các cây trồng khác: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại. Áp dụng phun trừ sinh vật gây hại khi các đối tượng sinh vật hại đến ngưỡng phòng trừ theo nguyên tắc “4 đúng” tránh để dịch hại bùng phát, lây lan ra diện rộng./.