Tình hình sinh trưởng cây trồng
Mạ xuân: Diện tích gieo khoảng: 300ha; GĐST: gieo - 4lá - nhổ cấy.
Lúa xuân: Lúa xuân sớm: Đẻ nhánh. Lúa xuân muộn: Sạ/cấy - mũi chông - 3 lá - hồi xanh.
Cây rau màu các loại giai đoạn sinh trưởng: gieo trồng - phát triển thân lá - củ quả - thu hoạch.
Cây khoai tây: Thu hoạch xong.
Cây ngô xuân: GĐST: 2 - 3 lá.
Cây tương, lạc: GĐST: Gieo - 3 lá.
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch: Cam: Phát triển nụ - hoa; cây vải thiều, nhãn: Phát triển nụ; vải chín sớm: Quả non; cây đào: GĐST: Phát triển lộc - nụ - hoa - quả.
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Trong tuần các đối tượng sinh vật gây hại với mật độ, tỷ lệ hại thấp cụ thể: Trên mạ xuân: rầy, chuột, bọ trĩ, OBV, bệnh đạo ôn lá, khô đầu lá, bệnh thối thân,... Trên lúa xuân: bệnh khô đầu lá, bệnh nghẹt rễ, bệnh vàng lá sinh lý, OBV, chuột, bọ trĩ... Trên cây rau các loại: Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, sâu đục quả, bọ trĩ, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai,... Trên cây hoa: rệp, bọ trĩ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, cháy lá...Trên cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... Trên cây nhãn,vải: Nhện lông nhung, bọ xít, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... Trên cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,…): Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét,...
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 17 - 23/02/2022):
Trong thời gian tới cần lưu ý các đối tượng sinh vật hại:
- Trên mạ/lúa Xuân: Rầy các loại, chuột, thối thân, khô đầu lá, bọ trĩ, OBV,… hại nhẹ. Bệnh đạo ôn lá có khả năng phát sinh, gây hại mạnh do điều kiện thời tiết mưa, ẩm kéo dài. Ngoài ra theo dõi diễn biến gây hại của sâu cuốn lá nhỏ.
- Trên cây trồng khác:
Cây rau, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của rệp, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, bọ phấn, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh đốm lá,... trên cây rau; sâu xám, sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen... trên cây ngô; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa.
Cây thanh long: Theo dõi diễn biến bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,...
Cây ăn cam: Theo dõi diễn biến gây hại của rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét,…
Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, bệnh chết héo keo, sâu ăn lá cây chõi, bệnh phấn trắng keo…

Nông dân đang tập trung chăm sóc ngô Xuân
Một số biện pháp canh tác, xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
Tuần tới, thời tiết có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, trời rét có thể rét đậm, rét hại,… cần chủ động tập trung chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận và các đối tượng sinh vật gây hại.
- Đối với cây lúa:
Tập trung cấy lúa xuân theo đúng lịch thời vụ (đặc biệt là các huyện thị miền Đông) và chăm sóc bón phân cho lúa đẻ nhánh tập trung. Chủ động phòng chóng rét cho mạ, lúa xuân bằng các biện pháp. Lưu ý không gieo mạ, cấy lúa, bón đạm khi thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, nhiệt độ xuống dưới 150C. Phòng chống các sinh vật hại bảo vệ an toàn cho sản xuất ngay từ đầu vụ theo Phương án số 08/PA-TT&BVTV ngày 08/01/2021 của Chi cục.
- Đối với cây rau màu: Tiến hành làm đất, gieo trồng theo đúng lịch thời vụ và có biện pháp chống rét, sương muối cho cây trồng.
- Đối với cây ngô, lạc, tương: Tiếp tục gieo trồng, chăm sóc theo đúng lịch thời vụ.
- Đối với các cây trồng khác: Thực hiện chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại khi đến ngưỡng phòng trừ . Chú ý bón phân cân đối và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly./.