
Chi cục Trồng trọt và BVTV thanh tra, kiểm tra VTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, giá phân bón thế giới và trong nước tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do biến động của thiên tai, dịch bệnh Covid- 19 kéo dài. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số nơi, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái nông nghiệp.
Nhằm sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, tích hợp đa giá trị trong nông sản hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, Bộ ngông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế cụ thể của địa phương; Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, các cơ sở buôn bán tại địa phương nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Mô hình: Cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên
Một số mô hình sản xuất, phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả đang được áp dụng tại các địa phương tại phụ lục I kèm theo Chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV ngày 25/01/2022 gồm:
1. Mô hình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với tiến bộ kỹ thuật “1 phải 5 giảm” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện.
2. Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.
3. Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất lúa.
4. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông) để sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế tại tỉnh Trà Vinh.
5. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh trên lúa của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh.
6. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tập đoàn Lộc Trời.
7. Mô hình canh tác điều hữu cơ sử dụng phân chuồng, phân bón rễ hữu cơ vi sinh và phân bón lá sinh học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
8. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật để sản xuất lúa hữu cơ của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh An Điền.
9. Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An.
10. Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ.
11. Mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
12. Quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa - tôm và phát triển mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
13. Quy trình ủ phân hữu cơ từ cành thanh long thải bỏ.
14. Quy trình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê.
15. Quy trình xử lý vỏ chôm chôm làm phân bón hữu cơ.
Chi tiết các tài liệu này được đăng tải trên Website của Cục Bảo vệ thực vật (https://www.ppd.gov.vn) và thường xuyên được cập nhật./.
Vi Thị Hằng - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật