KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG RỪNG
1. Chăm sóc rừng Quế
a) Quy định chung
- Không được phun thuốc trừ cỏ.
- Chặt dần cây che bóng để mở ánh sáng cho cây Quế sinh trưởng phát triển, đến năm thứ 5 rừng trồng Quế được mở sáng hoàn toàn.
b) Số lần chăm sóc
- Với trồng thuần loài: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, một năm chăm sóc 2-3 lần tùy theo mật độ trồng và mức độ xâm lấn của thực bì; lần 1 từ tháng 2 đến tháng 4; chăm sóc lần 2 từ tháng 6 đến tháng 7; lần 3 từ tháng 9 đến tháng 12.
- Với trồng nông lâm kết hợp một năm chăm sóc ít nhất 2 lần; chú ý không để cây nông nghiệp, cây phù trợ khác cạnh tranh về ánh sáng và độ ẩm đất.
- Trồng Quế trong băng, rạch hoặc dưới tán cây tái sinh thì cần chăm sóc theo chế độ, từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 mỗi năm 3 lần; năm thứ 4, thứ 5 chăm sóc mỗi năm 2 lần.
c) Nội dung chăm sóc
- Trồng dặm các cây đã chết từ năm thứ 1 đến năm thứ 2 nếu tỷ lệ cây sống dưới 85%; cây trồng dặm là cây từ 18 đến 24 tháng tuổi.
- Phát dọn dây leo và cỏ dại lấn át cây Quế; từ năm thứ 2 trở đi, chặt dần những cây che bóng cho cây Quế, mỗi lần chặt 25% số cây để lại, số cây chặt phân bố đều trên toàn bộ diện tích đến năm thứ 5 thì cây Quế được lộ sáng hoàn toàn; gốc chặt không cao quá 15 cm, cây chặt mang ra khỏi lô rừng.
- Xới đất xung quanh gốc cây có đường kính từ 0,8-1,0 m cho những lần chăm sóc từ năm thứ nhất đến năm thứ 3.
- Bón thúc cho cây từ 0,1- 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc có tỷ lệ tương đương) /cây (không vượt quá 666 kg/ha) hoặc từ 0,5-1 kg phân hữu cơ vi sinh, cách gốc 0,3-0,4 m; mỗi năm bón 1 lần trong 3 năm đầu.
2. Nuôi dưỡng rừng
a) Tỉa cành: Từ năm thứ 4 trở đi khi rừng bắt đầu khép tán cần tiến hành tỉa cành. Tỉa các cành thấp dưới tán, không quá 1/3 chiều cao cây (từ gốc lên trên ngọn cây). Dùng dao, cưa, kéo để tỉa cành sát thân cây; cành, lá được tận thu để chưng cất tinh dầu.
b) Tỉa thưa: Áp dụng với trồng rừng thuần loài và nông lâm kết hợp. Số lần tỉa và cường độ tỉa thưa ở bảng sau:
Lần tỉa
|
Năm áp dụng sau khi trồng
|
Mật độ trước khi tỉa
|
Cường độ tỉa/Mật độ cây để lại
|
Tỉa lần 1
|
4 - 5
|
Trên 5.000 cây/ha,
|
Từ 31 - 40%
|
Từ 3.333-5.000 cây/ha
|
Từ 20 - 30%
|
Dưới 3.333 cây /ha
|
dưới 20%.
|
Tỉa thưa lần 2
|
7 - 8
|
|
Từ 2.000 - 2.500 cây/ha
|
Tỉa thưa lần 3
|
9 - 10
|
|
Từ 1.500 - 1.800 cây/ha
|
Tỉa thưa lần 4
|
14 - 15
|
|
Từ 1.000 - 1.300 cây/ha.
|
Tỉa thưa lần 5
|
Trên 18
|
|
Từ 600 - 900 cây/ha
|
- Cây tỉa thưa là những cây cong queo, có mầm mống sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, cây dưới tán không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều.
- Thời vụ tỉa thưa trùng với trước mùa bắt đầu sinh trưởng của cây Quế (có 2 mùa khai thác vỏ là mùa Xuân từ tháng 3 - 4 và mùa Thu từ tháng 8 - 10).
- Sau khi tỉa thưa tiến hành bóc vỏ và cắt khúc theo quy cách sản phẩm, thu gom lá cây để chiết xuất tinh dầu.
- Kỹ thuật tỉa thưa thực hiện theo biện pháp khai thác rừng.
- Vệ sinh rừng sau tỉa thưa (thu gom thân cây, cành cây đã bóc vỏ ra bìa rừng).
PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH HẠI VÀ BẢO VỆ RỪNG
1. Nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại
- Phòng là chính; trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng các biện pháp phòng chống tổng hợp, ưu tiên sử dụng biện pháp lâm sinh và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học. Trường hợp sâu bệnh hại nặng và trên diện rộng thì sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có trong danh mục cho phép của nhà nước và phải đảm bảo thời gian cách ly mới được khai thác, tỉa thưa rừng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Một số biện pháp phòng sâu bệnh
- Thường xuyên kiểm tra vườn ươm, phát hiện sớm sâu bệnh hại; điều tra phát dục sâu hại, dự tính thời gian trưởng thành, sâu non rộ; dự báo mức độ bệnh hại để hướng dẫn phòng chống đúng thời điểm.
- Vệ sinh vườn ươm thường xuyên bằng cách phát quang bụi rậm xung quanh vườn và các lối đi, dãy cỏ và san lấp bằng phẳng những khoảng đất trống trong vườn, xử lý những bầu cây chết phơi khô để diệt nấm, đưa vỏ bầu đã sử dụng ra khỏi vườn ươm.
3. Sâu hại Quế và biện pháp phòng chống
a) Thành phần sâu hại: Sâu hại Quế rất đa dạng gồm 14 loài ở 13 họ thuộc 4 bộ khác nhau. Sâu ăn lá có 4 loài, sâu đục thân 3 loài, sâu chích hút 3 loài, sâu đục sùi vỏ 01 loài và sâu hại rễ có 2 loài. Trong các loài sâu hại có mức độ nguy hiểm là Bọ trĩ, sâu Róm xanh, sâu Đục thân cành, sâu Đo ăn lá và Bọ xít nâu sẫm,...:
- Bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus): Gây hại trong suốt thời gian gieo ươm cây con ở vườn ươm và rừng trồng. Thời gian gây hại mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8 khi thời tiết ấm nóng và khô. Thường rất khó phát hiện khi chúng mới tấn công, gây hại cây trồng. Biểu hiện khi cây trồng bị Bọ trĩ chích lá là lá non bị biến dạng, xoăn lại.
- Sâu Róm xanh (Cricula vietnama): Gây hại cả giai đoạn vườn ươm và rừng trồng. Sâu non một năm xuất hiện 4 lứa từ tháng 2 đến tháng 10. Bướm có tính xu quang mạnh, thường bay vào đèn vào buổi tối.
- Rệp phá hoại (Có rất nhiều loại Rệp sáp, Rệp nâu ...), Rệp thường phát sinh vào mùa hè hại cả ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng, chúng phá hoại các cành lá non của cây. Lá có rệp thì sẽ biến thành màu vàng hoặc cuộn cong lại rồi héo úa.
- Sâu Đục thân cành ( Arbela baibaramaMats): Thường xuất hiện ở cây Quế từ 6 tuổi trở lên (cấp tuổi II). Sâu trưởng thành xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 7. Sâu hại chủ yếu tập trung phá hại ở những khu vực chân đồi rừng Quế.
- Sâu Đo ăn lá (Culcula Panterinaria Bremen et Grey): Sâu đo ăn trụi lá Quế trông như cây chết. Sâu hại làm giảm sinh trưởng của rừng Quế, làm cây suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp xâm nhập, phá hoại. Loài sâu Đo ăn lá Quế chỉ tập trung chủ yếu ở sườn đồi và chân đồi. Sâu đo ăn lá Quế có tính xu quang mạnh ở pha trưởng thành.
- Bọ xít nâu sẫm (Pseudodoniells chinensis Zheng): Thường chích trên cành non và chồi, sau từ 1 - 2 tuần các vết chích cùng chuyển sang màu đen, khô dần, nứt ra, có thể khô héo và chết.
- Sâu cuốn lá: Xuất hiện và phá hoại ở hầu hết các vùng trồng Quế ở nước ta cả ở vườn ươm và rừng trồng.
- Ngoài ra còn nhiều sâu hại khác như sâu xám, sâu khoang, vòi voi hại ngọn, sâu Graphium ăn lá, sâu Chilasa ăn lá, bọ xít đen hại thân, bọ xít muỗi hại lá, bọ xít hại cành non, bọ xít đen chân nâu,....
b) Biện pháp phòng chống
- Biện pháp lâm sinh:
+ Ở giai đoạn vườn ươm: Ngắt bỏ những lá đã bị hại và tiêu hủy. Đảo bầu, phân loại và xếp dãn cách bầu cây để làm thông thoáng mật độ.
+ Ở giai đoạn rừng trồng: Trồng cây với mật độ hợp lý, phát dọn thực bì thường xuyên. Cuốc xung quanh gốc cây vào mùa xuân để bắt nhộng hại (sâu đục thân) vào tháng 1 và tháng 8 để bắt nhộng sâu đo ăn.
- Biện pháp vật lý và thuốc BVTV ở bảng sau:
Loại sâu
|
Biện pháp vật lý
|
Biện pháp hóa học
|
Bọ trĩ
|
Đặt các bẫy dính màu vàng, bẫy dính màu xanh để thu hút Bọ trĩ đậu vào ở giai đoạn vườn ươm
|
Luân phiên các loại thuốc thuốc trừ sâu sinh học có thành phần Azadirachtin 0,3% hoặc thuốc có hoạt chất như: Spinetoram, Imidacloprid, Carbosulfan phun vào lúc cây ra lộc non.
|
Sâu róm
|
Sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy bướm ở pha trưởng thành.
|
Sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut)
|
Rệp
|
Dùng các loại dung dịch thuốc lá + xà phòng + bột hoa cúc
|
Dùng thuốc có các hoạt chất như: Profenofos Cypermethrin + Profenofos hoặc Imidacloprid; Spirotetramat; Dinotefuran Abamectin
|
Sâu xám, sâu khoang
|
Dùng bẫy chua ngọt trừ Ngài
|
Sử dụng thuốc BVTV sinh học, thảo mộc có hoạt chất như Matrine, Polyphenol (chiết xuất từ Bồ kết, Hy thiêm, Đơn buốt, Cúc liên chi dại); Abamectin...
|
Sâu Đục thân
|
Dùng đèn để bẫy bướm
|
Dùng thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil, Cartap để diệt sâu non ở tuổi 1 và tuổi 2.
|
Sâu Đo ăn lá
|
Dùng bẫy đèn có tia UV để bẫy bướm
|
Dùng chế phẩm sinh học có hoạt chất Bacillus thuringiensis. Nếu diện tích nhiễm sâu với mật độ cao dùng thuốc BVTV có hoạt chất Alpha - Cypermethrin để phun trừ.
|
Bọ xít
|
Bắt giết bọ xít khi mới nở còn sống tập trung, ngắt các ổ trứng Bọ xít
|
Phun thuốc BVTV có hoạt chất Abamectin để phun trừ.
|
Sâu ăn lá
|
Dùng bẫy đèn bẫy bướm
|
Sử dụng chế phẩm tự nhiên để phun trừ các loại sâu hại từ gừng, tỏi, giềng, đường đỏ. hoặc thuốc hoạt chất Abamectin phun theo hướng dẫn sử dụng....
|
4. Bệnh hại cây Quế và các biện pháp phòng chống
a) Thành phần bệnh hại
Cây Quế thường gặp những bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn gồm: Khô lá, Rỉ sắt tảo, Tua mực, Thối cổ rễ hay Chết héo, còn lại những bệnh khác chỉ gây thiệt hại cho cây ở mức độ nhẹ, diện tích bị hại không lớn.
- Bệnh Thối cổ rễ hay Chết héo: Do nấm Phytophthora cinnamomi gây ra; gây bệnh ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng. Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân làm cho mô vỏ bị thối có màu nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Nấm gây bệnh sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20-300C và ẩm độ từ 80-90%.
- Bệnh Rỉ sắt tảo: Do tảo Cephaleurous virescens gây ra; xuất hiện suốt thời kỳ cây con ở vươn ươm khi thời tiết thuận lợi, mưa nhiều độ ẩm không khí cao. Lúc đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt trên lá khá giống giọt dầu. Vết bệnh phát triển lớn dần tạo thành những lớp bột màu cam rất dễ nhận diện. Các vết bệnh liên kết lại có thể làm cháy toàn bộ lá và gây hiện tượng rụng lá.
- Bệnh Khô lá: Do nấm đĩa gai Pestalotiopsis funerae Penz gây ra; ban đầu lá xuất hiện đốm vàng nhỏ, lớn dần lên đến mép lá phần bị bệnh khô dần biến thành màu nâu xám sau lan rộng dần đến lá khác và tạo ra đốm khác. Bệnh nặng làm cho lá rụng, cây chết khô. Bệnh Khô lá liên quan chặt chẽ với độ ẩm và nhiệt độ không khí cao. Bệnh thường phát triển vào tháng 4 đến tháng 11.
- Bệnh Đốm lá và khô cành: Bệnh gây hại chủ yếu là lá, quả và cành. Trên lá và quả xuất hiện các đốm tròn màu nâu sẫm; lá non bị bệnh thường xoăn lại. Về sau trên đốm bệnh có các chấm nhỏ màu đen. Cành non bị bệnh thường xuất hiện các đốm hình bầu dục và bị khô héo, đốm bệnh màu nâu tím dần dần thành màu đen, bộ phận bị bệnh lõm xuống, nối liền nhau và làm cho cành cây khô héo. Bệnh phát triển liên quan chặt chẽ với độ ẩm và nhiệt độ không khí cao. Đất khô, rắn, kết vón thì bệnh dễ phát sinh; bón nhiều phân Nitơ bệnh sẽ nặng thêm. Bệnh gây ra 2 giai đoạn do nấm vỏ túi Glonerella cingulata Spauld et Schrenk và nấm đĩa bào tử Colettotrichum Gloeosporooides Penz.
- Bệnh Tua mực: Lúc đầu trên thân cây xuất hiện một số khối u trên vỏ cây, khối u lớn dần, trên khối u hình thành các tua dài ngắn khác nhau. Số lượng tua trên khối u lồi rất khác nhau. Có cây Tua mực rải đều trên thân, cành và gân lá, có cây chỉ có 1 vài u lồi mà chưa có tua. Những cây ra nhiều tua thường bị các sinh vật khác xâm nhiễm trên tua như nấm mốc, mọt; tua héo dần nên khi xác định thường có các vi khuẩn và nấm mốc gây khó khăn cho việc xác định vật gây bệnh. Tua mực trên u hoặc trên cây Quế thường có màu hồng nâu, chúng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, hàm lượng và chất lượng tinh dầu Quế, nhất là không hình thành vỏ Quế nguyên vẹn.
b) Biện pháp phòng chống
- Biện pháp lâm sinh:
+ Nhổ bỏ cây bị chết, cắt bỏ những lá bị bệnh, bị tua mực rồi tiêu hủy.
+ Giãn cách mật độ cây con ở vườn ươm cho thông thoáng.
+ Trồng ở nơi thoát nước, nhiều mùn và mật độ hợp lý; có thể trồng hỗn giao để giảm bệnh.
+ Cần chú ý biện pháp liên hoàn từ khâu chọn giống đến khâu trồng và chăm sóc nhằm tăng khả năng chống chịu.
- Biện pháp phòng chống:
Bệnh Thối cổ rễ/
Chết héo
|
Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất tổ hợp dầu thực vật (TP-ZEP), Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP)
|
Bệnh Đốm lá
|
Sử dụng các loại thuốc diệt nấm thông thường có nguồn gốc thảo dược.
|
Bệnh Rỉ sắt tảo
|
Dùng thuốc trừ bệnh có gốc đồng như Boóc đô để phòng trừ
|
Bệnh Khô lá
|
Đầu mùa xuân, khi lá non mới nhú cần phun thuốc Boóc đô 1% hoặc zineb 0,2%.
|
Bệnh Đốm lá
|
Khi lá mới nhú, phát hiện có bệnh có thể phun thuốc Boócđô 1% hoặc Benlat 0,1% để hạn chế bệnh.
|
Bệnh Tua mực
|
Cạo hết phần vỏ bị tua mực đen ra khỏi khu rừng và tiêu hủy, sau đó bôi dung dịch vôi tôi lên trên
|
5. Phòng chống cháy rừng và các tác nhân gây hoại khác
- Làm đường băng, đường ranh cản lửa theo quy định, tuyệt đối cấm việc đun nấu hoặc đốt ong trong rừng Quế.
- Không được để người và súc vật vào phá hoại rừng trồng, phải có bảng nội quy bảo vệ rừng bên ngoài mỗi khu vực trồng Quế.
Ảnh minh họa