Tình hình sinh trưởng cây trồng
Lúa xuân: Lúa xuân sớm: Làm đòng; Lúa xuân muộn: Đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ - đứng cái (huyện Bình Liêu: Cấy – hồi xanh).
Cây rau màu các loại giai đoạn sinh trưởng: Gieo trồng - phát triển thân lá - củ quả - thu hoạch.
Cây ngô xuân: GĐST: 9 lá - xoáy nõn – trỗ cờ.
Cây tương, lạc: GĐST: Phân cành - ra hoa - phát triển củ.
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch: Cam: Phát triển nụ - hoa; cây vải thiều, nhãn: Phát triển lộc - hoa - quả non; vải chín sớm: Quả non;…
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng có xu hướng gây hại tăng so với tuần trước và cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên cây trồng trong tuần là 75,02 ha, cụ thể:
- Trên cây lúa xuân: Diện tích nhiễm ốc bươu vàng (OBV) là 0,02 ha (tại Bình Liêu) giảm 29,98 ha so với cùng kì năm trước; diện tích nhiễm chuột là 27ha (tại Uông Bí, Móng cái) giảm 13ha so với cùng kỳ năm trước; diện tích nhiễm bệnh nghẹt rễ là 1 ha (tại Tiên Yên) tăng 1 ha so với cùng kì năm trước; diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 25,5ha (tại Vân Đồn, Hạ Long, Móng Cái) giảm 40ha so với cùng kỳ năm trước.
- Trên cây ăn quả: Diện tích nhiễm nhện đỏ trên cam, chanh là 13 ha (tại Hải Hà, Vân Đồn) tăng 8,5ha so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra xuất hiện bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, bệnh thối đầu cành, rệp,.. gây hại cây thanh long; Nhện lông nhung, bọ xít, sâu đục quả, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... gây hại trên cây nhãn vải;…
- Trên cây lâm nghiệp: Diện tích nhiễm chết héo keo trên keo là 13 ha(tại Ba Chẽ) tăng 13 ha so với cùng kỳ năm trước.
- Ngoài ra các sinh vật gây hại Sâu xanh bướm trắng, Sâu khoang, rệp, bệnh sương mai, sâu đục quả đỗ,... trên cây rau, sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen... trên cây ngô; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa. màu gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.

Nông dân đang bón phân cho lúa xuân
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 06/04 - 12/4/2022):
- Trên lúa xuân: Rầy lứa 1, sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 tiếp tục gây hại, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 1 tiếp tục vũ hóa. Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, gây hại gia tăng về tỷ lệ, mật độ và diện tích. Bệnh khô vằn có khả năng phát sinh gây hại mạnh nhất là trên lúa giai đoạn đứng cái - đòng. Chuột, OBV, bệnh nghẹt rễ, đốm nâu, bọ trĩ,… gây hại nhẹ. Ngoài ra, cần theo dõi diễn biến bệnh lùn sọc đen, sâu keo mùa thu,...
- Trên cây rau màu, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của rệp, sâu khoang, sâu xanh, bọ phấn, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh đốm lá,... trên cây rau; sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen... trên cây ngô; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa.
Đối với cây ăn quả: Theo dõi diễn biến của bệnh thán thư, bệnh sương mai, sâu đục cuống quả, rệp, bọ xít, nhện đỏ,... trên nhãn, vải; sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét… trên cam.
Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: bệnh chết héo keo sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, bệnh phấn trắng keo, bệnh thán thư trên cây hồi, chấu chấu tre lưng vàng,…
Một số biện pháp canh tác, xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
- Trên cây lúa:
Đối với lúa xuân tiến hành chăm sóc dặm tỉa, bón phân tập trung, cân đối, Tiếp tục theo dõi diễn biến của các đối tượng: rầy, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm lứa 1, chuột, bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh nghẹt rễ, Bệnh lùn sọc đen,… trên các trà lúa để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
- Trên cây rau màu, hoa: Tiếp tục gieo trồng theo đúng lịch thời vụ, chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Trên cây ngô, lạc: Tập trung chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Trên cây ăn quả: Chăm sóc để cây ra hoa đậu quả, phát triển quả tốt.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, bón phân cân đối để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại, hướng dẫn nông dân chủ động theo dõi, diệt chuột tránh để dịch hại bùng phát, lây lan ra diện rộng./.