Tình hình sinh trưởng cây trồng
Lúa xuân: Lúa xuân sớm: Thu hoạch xong; Lúa xuân muộn: Đỏ đuôi - thu hoạch. (Riêng Bình Liêu: Trỗ - chắc xanh). Mạ mùa: Gieo - 3 lá.
Cây rau màu các loại: Giai đoạn sinh trưởng từ gieo trồng - phát triển thân lá, củ, quả - thu hoạch.
Cây ngô xuân: GĐST: Bắp già - thu hoạch.
Cây lạc: GĐST: Quả già - thu hoạch.
Cây dong diềng: GĐST: Phát triển thân lá - củ.
Cây công nghiệp, cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch: Cam: Phát triển quả; cây vải, nhãn:GĐST: Đỏ vai - thu hoạch; cây na: phát triển quả,…
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên cây trồng trong tuần là 54,5 ha, cụ thể:
- Trên cây lúa xuân: Diện tích nhiễm bệnh khô vằn: 21 ha (tại Móng Cái) tăng 21 ha so với cùng kỳ năm trước; diện tích nhiễm rầy: 29 ha (tại Móng Cái, Cẩm Phả); tăng 29 ha so với cùng kỳ năm trước;
- Trên cây công nghiệp: Diện tích nhiễm bệnh thối thân trên dong riềng: 4,5 ha (tại Bình Liêu) giảm 10,5 ha so với cùng kỳ năm trước, các đối tượng sinh vật hại khác gây hại nhẹ.
Ngoài ra, các sinh vật gây hại khác như sâu khoang, rệp, sâu đục quả, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng,... trên cây rau; Trên cây hoa: rệp, bọ trĩ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, cháy lá...Trên cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... Trên cây nhãn,vải: Nhện lông nhung, bọ xít, bệnh thán thư, bệnh sương mai, sâu đục quả,... Trên cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,…): Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét,...
Mạ mùa giai đoạn 3 lá
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 23/6 - 29/6/2022):
- Trên lúa xuân cần chú ý các đối tượng như rầy, bệnh khô vằn, chuột,... tiếp tục gây hại trên trà lúa muộn giai đoạn đỏ đuôi - chín.
- Trên mạ mùa: Trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 3 tiếp tục vũ hoá và đẻ trứng, sâu non sẽ nở và gây hại khoảng từ 28/6. Các đối tượng: Rầy, chuột, OBV, bệnh đốm nâu,... hại nhẹ.
Trên cây rau màu, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của rệp, sâu khoang, bọ phấn, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá,... trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa.
- Trên cây dong diềng: Theo dõi diễn biến của bệnh thối thân,...
- Trên cây ăn quả: Theo dõi diễn biến của bệnh thán thư, sâu đục quả, rệp, bọ xít, nhện đỏ,... trên nhãn, vải; sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh loét… trên cam; nhện đỏ, rệp, bệnh thán thư, ... trên cây na.
- Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, bệnh chết héo keo, bệnh phấn trắng keo, bệnh thán thư, chấu chấu tre lưng vàng,…
Một số biện pháp xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng:
- Đối với cây lúa: Tập trung thu hoạch những diện tích lúa chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại do sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi gây ra. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch với phương châm “ thu hoạch đến đâu cày ngay đến đó” để ngăn ngừa dịch hại chuyển vụ và phân hủy rơm rạ nhanh tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa. Gieo mạ mùa theo đúng lịch thời vụ.
- Đối với cây rau màu, hoa: Tiếp tục gieo trồng và chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Đối với cây ngô, lạc: Tập trung thu hoạch.
- Đối với cây ăn quả: Chăm sóc để cây phát triển quả tốt và theo dõi diễn biến gây hại của các đối tựợng sinh vật hại để phòng trừ kịp thời hiệu quả,…
Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng để đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi sinh vật gây hại đến ngưỡng phòng trừ áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV./.