Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư.
Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo các lĩnh vực sau:
- Trồng trọt: Giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, cơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch;
- Chăn nuôi: Con giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất;
- Lâm nghiệp: Giống cây trồng lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;
- Khai thác ngư nghiệp: Hỗ trợ hầm bảo quản thủy sản khai thác trên tàu cá; ngư cụ đánh bắt;
- Nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, hóa chất xử lý môi trường nuôi, chế phẩm sinh học, công cụ, dụng cụ sản xuất, lồng bè nuôi trồng thủy sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản;
Diêm nghiệp: Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ trong sản xuất, chế biến muối.


Một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp quy định tại Thông tư.
Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 11/7/2022 và thay thế thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017./.
Phạm Tuân - Chi cục Phát triển nông thôn