Quang cảnh khóa tập huấn

Các học viên tham gia làm việc nhóm
Nội dung tập huấn tập trung chủ yếu như: Các thông tin về nuôi cá biển tại Việt Nam, định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới; So sánh điểm khác biệt cơ bản giữa nuôi cá biển theo phương thức truyền thống và quy mô công nghiệp; Phân loại các hạng mục chi phí đầu tư và chi phí sản xuất cho một cơ sở nuôi cá biển công nghiệp; Xác định đầy đủ cơ cấu chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất và giá bán phù hợp cho sản phẩm; Phân loại các yếu tố tác động đến việc lựa chọn vùng nuôi; Xác định các yếu tố kỹ thuật cấu thành nên một trang trại nuôi cá biển công nghiệp; Xác định các tiêu chuẩn cho cơ sở nuôi biển công nghiệp. Chương trình tập huấn được xây dựng theo hướng kết hợp giữa lý thuyết và các bài tập thực hành kỹ năng tại lớp để nâng cao hiệu quả học tập của học viên. Khóa tập huấn giúp các học viên có được khả năng tự tin xây dựng và quản lý, vận hành một cơ sở nuôi cá trên biển bằng lồng nổi HDPE quy mô công nghiệp trong thực tế sản xuất, bên cạnh đó thông qua lớp tập huấn còn giúp học viên có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện nay và định hướng phát triển của nghề nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới.

Các học viên thực hành thi công lồng nuôi HDPE

Sản phẩm hoàn thiện lồng nuôi bằng vật liệu HDPE
Phát biểu về mục đích của khóa tập huấn, ông Đoàn Quang Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết:”Mục đích của khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản cho các ngư dân làm nghề nuôi lồng bè trên biển để vận dụng vào thực tế sản xuất của mình, đồng thời qua đó góp phần thúc đẩy việc phát triển nghề nuôi biển của địa phương”./.
Chu Văn Trí - Trung tâm Khuyến nông