
Gian hàng tỉnh Quảng Ninh tại chương trình Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022
Thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”; của ban Chỉ đạo OCOP tỉnh về ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 28/KH-BCĐ ngày 23/02/2022 của Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh năm 2022. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện nhiều nội dung quan trọng:
1. Đối với hoạt động khuyến nông, lâm, ngư trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tích cực hướng nghiệp cho lao động nông thôn, điển hình như các mô hình: (1) lĩnh vực cây ăn quả: cải tạo vườn cây ăn quả đã mang lại hiệu quả đạt xếp hạng OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh: mô hình cải tạo vườn cây ổi; mô hình ghép cải tạo giống na dai, na dứa; dự án phát triển vùng cam chất lượng cao,…(2) lĩnh vực chăn nuôi: Mô hình chăn nuôi giống vịt biển 15; mô hình chăn nuôi gà thương phẩm,…(3) lĩnh vực lâm nghiệp: Mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ dược liệu; mô hình trồng thâm canh cây tài lệch,.. (4) lĩnh vực thủy sản: Mô hình nuôi tôm sú, mô hình nuôi cá Hồng Mỹ, Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, mô hình sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể, mô hình phát triển vùng rươi, (5) Lĩnh vực lúa chất lượng cao: Mô hình lúa J02, ST25 chất lượng cao tại huyện Hải Hà, Tiên Yên và Thành phố Móng Cái kế hoạch dự kiến năm 2022 là 50 ha triển khai thực hiện 94 ha…các mô hình, dự án đều nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự hưởng ứng tích cực của người dân, số nhiều trong các sản phẩm trên tham gia Chương trình OCOP và đạt xếp hạng OCOP 3 - 4 sao của Tỉnh (như: Ổi, Cam, Gà, Trứng vịt, Rươi, dược liệu, Tôm, Cá, Nhuyễn Thể…).
2. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, tỉnh Quảng Ninh luôn tạo mọi điều kiện để các đơn vị tham gia chương trình, đặc biệt tỉnh xây dựng các chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển hợp tác xã: thành lập mới, đất đai, tín dụng, thiết bị sản xuất, xúc tiến thương mại, đào tạo, bồi dưỡng...
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã có 31 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc ứng dụng công nghệ kỹ thuật, tập trung phần lớn ở lĩnh vực tổng hợp, số ít hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, loại hình công nghệ cao áp dụng chủ yếu nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt, bán tự động. Công nghệ các HTX được chuyển giao, sử dụng trong sản xuất, canh tác được nhập tại một số nước (Trung Quốc, Hà Lan, Israel) và tại Việt Nam.
3. Đối với công tác quản lý chất lượng các sản phẩm chủ lực, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn
Các địa phương phát triển sản xuất các sản phẩm liên quan rà soát quy trình sản xuất, các điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và các nội dung khác trên các đối tượng như: Lợn Móng cái, Gà Tiên Yên, Ba kích, trà hoa vàng, củ dong riềng, hàu Thái Bình Dương,.. áp dụng giống mới vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngay từ công đoạn sản xuất ban đầu.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hướng dẫn quy trình lập dự án phát triển sản phẩm chủ lực. Quyết định chính thức về danh sách 12 sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và 6 sản phẩm định hướng cấp quốc gia, trong đó lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý có 07 sản phẩm (Mực và các sản phẩm từ mực, Ba kích và các sản phẩm từ Ba kích, Chè đường hoa và các sản phẩm từ chè, Hàu và các sản phẩm từ Hàu, Lợn Móng Cái và các sản phẩm từ thịt lợn Móng Cái, Trà hoa vàng và các sản phẩm từ Trà hoa vàng, Gà tiên Yên và các sản phẩm từ gà Tiên Yên), trong đó có 02 sản phẩm chủ lực định hướng cấp quốc gia là Lợn Móng Cái và các sản phẩm từ thịt lợn Móng Cái và Mực và các sản phẩm từ mực.
4. Đối với công tác quản lý chất lượng các sản phẩm chủ lực, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn
Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Tổ công tác hướng dẫn thực hiện phát triển sản xuất sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh, định hướng cấp Quốc gia thuộc ngành nông nghiệp tại các địa phương (Quyết định số 967/QĐ-SNN&PTNT, ngày 10/9/2018 của Sở); Tổ công tác đã hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất các sản phẩm liên quan về rà soát quy trình sản xuất, các điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và các nội dung khác trên các đối tượng như: Lợn Móng cái, Gà Tiên Yên, Ba kích, trà hoa vàng, củ dong riềng, hàu Thái Bình Dương,.. áp dụng giống mới vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngay từ công đoạn sản xuất ban đầu.
Kết quả 100% các địa phương có sản xuất sản phẩm OCOP chủ lực đều đã xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia, các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo quyết liệt phát triển sản xuất sản phẩm OCOP chủ lực cấp huyện, tỉnh và định hướng cấp quốc gia./.