Trong năm 2022 Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đơn vị tích cực phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản; Tổ chức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, ATTP; xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; Duy trì, vận hành ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ATTP.
(1). Về kết quả Giám sát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), ATTP nông lâm thủy sản, đã lấy 871 mẫu (28 mẫu test nhanh, 104 mẫu vật tư nông nghiệp và 627 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản xét nghiệm labo). Kết quả 816 mẫu có kết quả (795 mẫu đạt yêu cầu chiếm 99,4%; 05 mẫu vi phạm chiếm 0,63 %), 55 mẫu hiện chưa có kết quả, trong đó:
- Cấp tỉnh: Lấy 743 mẫu giám sát chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản (421 mẫu nông sản, thủy sản; 130 mẫu hàu xuất khẩu, 60 mẫu giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật thủy sản nuôi; 28 mẫu sản phẩm test nhanh; 44 mẫu phân bón, 60 mẫu thuốc BVTV). Kết quả 688 mẫu đạt yêu cầu, 05 mẫu vi phạm (chiếm 0,67%/tổng số mẫu phân tích); 55 mẫu hiện chưa có kết quả kiểm nghiệm.
- Cấp huyện: Lấy 128 mẫu giám sát sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản, kết quả 114 mẫu đạt yêu cầu (chiếm 100%).

Hoạt động giám sát ATTP tại cơ sở kinh doanh thực phẩm
(2). Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận cơ sở SXKD nông lâm thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
* Thanh kiểm tra liên ngành ATTP:
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 3 của Tỉnh kiểm tra công tác ATTP dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội xuân năm 2022, dịp tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại 05 BCĐ cấp huyện (Đông Triều, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô), và 04 Ban Chỉ đạo LNATTP cấp xã; 16 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; lấy 18 mẫu thực phẩm kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, kết quả các mẫu đạt yêu cầu. Kết quả Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP các địa phương cơ bản triển khai đầy đủ các nội dung Kế hoạch của Ban Chỉ đạo LNATTP Tỉnh; 15 cơ sở chấp hành các điều kiện quy định về ATTP, phát hiện 01 cơ sở vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo ATTP (Đoàn kiểm tra hướng dẫn, nhắc nhở và giao địa phương xử lý. Ngoài ra, cử 04 cán bộ tham gia đoàn liên ngành kiểm tra số 1, 2 do Sở Y tế, Sở Công Thương làm trưởng đoàn.
- Cấp huyện: BCĐLNATTP cấp huyện và BCĐLNATTP cấp xã đã triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP theo kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh.
*) Thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản
- Công tác thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: đã thẩm định (xếp loại, định kỳ) 625 cơ sở (đạt 56,6%KH), cụ thể: (i1) Cấp tỉnh: Thẩm định 169/386 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, kết quả 07 cơ sở xếp loại A (tốt); 161 cơ sở xếp loại B (đạt); 01 cơ sở xếp loại C (không đạt). (i2) Cấp huyện: Thẩm định 456/719 cơ sở kết quả xếp loại A (tốt): 02 Cơ sở; loại B (đạt): 427 cơ sở; loại C (không đạt) 27 cơ sở.

Đoàn thẩm định, xếp loại cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP tại Công ty TNHH Chè Hằng Nga - Tp. Hạ Long
- Thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: đã thẩm định (xếp loại, định kỳ) 625 cơ sở (đạt 56,6%KH), cụ thể: (i1) Cấp tỉnh: Thẩm định 169/386 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, kết quả 07 cơ sở xếp loại A (tốt); 161 cơ sở xếp loại B (đạt); 01 cơ sở xếp loại C (không đạt). (i2) Cấp huyện: Thẩm định 456/719 cơ sở kết quả xếp loại A (tốt): 02 Cơ sở; loại B (đạt): 427 cơ sở; loại C (không đạt) 27 cơ sở.
- Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: Rà soát, đơn giản hóa và giảm tối đa thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Năm 2022, các đơn vị/địa phương đã cấp 151 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. đến nay là 997 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cụ thể: (i1) Cấp tỉnh: Cấp 386 giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (đạt 100 % KH). (i2) Cấp huyện: cấp 611 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (đạt 83,5 %KH).
Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP lĩnh vực nông nghiệp; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản chất lượng, an toàn; Hoạt động tuyên truyền, truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ được đổi mới tác động đến nhận thức, kiến thức của người làm quản lý, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về ATTP lĩnh vực nông nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; Công tác quản lý, bảo đảm ATTP nông lâm thủy sản được nâng cao; Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP đã được triển khai đồng bộ, quyết liệt đã hạn chế được tối đa việc mất vệ sinh ATTP.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như:
- Công tác kiểm tra, thẩm định, chứng nhận ATTP ở một số huyện, thị xã, thành phố và tỷ lệ ký bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết chưa đạt kế hoạch đề ra;
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chưa nhiều. Việc lấy mẫu phục vụ đánh giá, kiểm soát nguy cơ gây mất ATTP ở một số địa phương còn hạn chế;
- Ở nhiều địa phương việc bố trí quỹ đất xây dựng dự án giết mổ gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn, một số địa điểm đã quy hoạch bị chồng lấn bởi các quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương; nhu cầu tiêu thụ của địa phương thấp, không đủ công suất, khó thu hồi vốn,... nên chưa thu hút được nhà đầu tư;
- Việc tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng tiêu chí nông thôn mới, việc kiểm tra sau ký cam kết còn rất ít hoặc không kiểm tra nên việc quản lý ATTP nông lâm thủy sản còn tiềm ấn nguy cơ mất ATTP./.