Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử theo Kế hoạch 196/KH-UBND ngày 06/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh

19/12/2022 08:44

      Trong năm 2021 và năm 2022, cả nước quyết liệt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, nhằm kiểm soát dịch bệnh làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT vẫn luôn chủ động chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc bám sát nhiệm vụ, kế hoạch được giao và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ, xử lý nghiêm, ngăn chặn kịp thời các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

 (1).  Về công tác tuyên truyền

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị tổ chức tuyên truyền thông qua các hoạt động chuyên ngành, các cuộc họp trực tuyến, trực tiếp in ấn tờ rơi, áp phích; tuyên truyền thông qua các hoạt động kiểm tra tại các cơ sở và lồng ghép trong các buổi làm việc tại các địa phương trong tỉnh; Bộ phận thanh tra chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu cá nhân, cơ sở vi phạm,... cụ thể:

 + Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: thực hiện kết hợp thông qua hoạt động thanh, kiểm tra chuyên ngành của đơn vị, hoạt động kiểm tra đối với các cơ sở đề nghị cấp Giấy đủ điền kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Giấy đủ điền kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh cho 03 cơ sở; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh, số lượng 200 người tham gia.

 + Lĩnh vực Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thú y: tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức trực tiếp như quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong các hội nghị, cuộc họp và gián tiếp thông qua đăng tải lên cổng thông tin điện tử của đơn vị các nội dung về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực Lâm nghiệp.

 + Lĩnh vực Thuỷ sản: tiếp xúc trực tiếp, tuyên truyền cho trên 2.584 người, phát hơn 200 tờ rơi, biên soạn, phát hành, đăng tải 23 tin bài trên cổng thông tin điện tử của Sở về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực Thủy sản.

 + Lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản: Thực hiện thẩm định (xếp loại, định kỳ) 24 cơ sở. Trong đó thẩm định để xếp loại là 06 cơ sở, thẩm định đánh giá định kỳ là 18 cơ sở. Kết quả: 23 cơ sở xếp loại B (đạt); 01 cơ sở xếp loại C (không đạt). Phối hợp với Bộ phận chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp 05 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định. Cấp phát 2.550 sổ tay hướng dẫn sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, quy định về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh; 5.000 tờ rơi tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng chất cấm, hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng, khai thác thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông lâm thủy sản sản an toàn cho các huyện, thị xã, thành phố.

 (2). Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý: Qua 02 năm thực hiện kế hoạch 196/KH-UBND, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã phát hiện bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính 06 vụ việc hoạt động thương mại điện tử (hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật), xử lý 06 đối tượng vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 40.000.000 đồng, thu nộp ngân sách Nhà nước 44.715.000 đồng. 

Lực lượng Kiểm lâm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra

 (3). Dự báo tình hình: Với sự phát triển của internet như hiện nay thì hoạt động thương mại điện tử ngày càng có điều kiện nở rộ. Các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo... được ứng dụng để kinh doanh trực tuyến, do đó có nhiều đối tượng sử dụng mạng truyền thông xã hội để quảng cáo, buôn bán hàng hoá thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trái pháp luật sẽ còn xảy ra và diễn biến phức tạp, khó lường.

 (4). Giải pháp trong thời gian tới

 - Bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giám sát với việc phát hiện ngăn chặn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với sản phẩm động vật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, Đài phát thanh truyền hình để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về tầm quan trọng của việc phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; phối hợp với các địa phương, các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm tăng cường ngăn chặn có hiệu quả việc buôn bán trái pháp luật hàng hoá thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên các trang mạng xã hội.

 - Tuyên truyền, hướng dẫn về các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công việc có liên quan trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu và hàng giả. Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ với tinh thần phục vụ tốt nhất tổ chức, doanh nghiệp và người dân./.

Kim Thanh


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 752
Đã truy cập: 3315556