* Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm chất lượng, an toàn: Tổ chức 124 buổi tập huấn, hội nghị cho 9.676 lượt người; tuyên truyền 4.661 lượt trên hệ thống phát thanh, truyền hình; in ấn, cấp phát 13.492 tờ rơi, tờ gấp; 893 pano, áp phích, băng zôn, băng đĩa; xây dựng 32 phóng sự truyền hình; 01 phim khoa giáo; 1.800 lễ phát động; in, cấp phát 2.550 sổ tay, lịch thời vụ tuyên truyền các quy định về ATTP, hướng dẫn dẫn về sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả; kỹ thuật thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Chăn nuôi thú y; NTTS. Tập trung thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các quy trình sản xuất nông sản an toàn với hình thức phong phú, đa dạng.
Hội nghi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ năm 2022
* Công tác vận động, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
- Đã tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn thông qua các buổi truyền thông, xây dựng, nhân rộng mô hình/câu lạc bộ (CLB) về ATTP được 345 CLB “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, 13 mô hình điểm "Phụ nữ kinh doanh thực phẩm an toàn" tại 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
- Tổ chức ra mắt 04 mô hình điểm “CLB phụ nữ thực hiện vệ sinh ATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” tại thành phố Hạ Long và huyện Tiên Yên, với 160 thành viên tham gia. Vận động hội viên nông dân “Nói không với thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc”; Phổ biến cho hội viên nông dân hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn, tuyệt đối không sử dụng chất cấm, chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản. Thực hiện nghiêm túc các quy định đối với việc giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; không sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép, bảo đảm chỉ cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn.
Hội nghi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ năm 2022
- Các cấp Hội Nông dân đã ký 50.000 bản cam kết không vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất (Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục cho phép. Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy, hải sản. Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi, bảo đảm thời gian cách ly sau khi sử dụng. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm pháp luật ATTP và báo cho Hội Nông dân, UBND cấp xã hoặc cơ quan chức năng gần nhất...).
- Tiếp tục vận động duy trì hoạt động mô hình điểm chợ bảo đảm ATTP phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long. Đồng thời, phối hợp với UBND các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại tìm kiếm bằng mặt bằng, xây dựng phát triển hệ thống tiêu thụ nông sản an toàn; quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh.
* Công tác phối hợp
a) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Biên soạn 05 Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn; tài liệu hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn;
- Tổ chức 09 lớp tập huấn, đào tạo cho 330 lượt công chức, viên chức quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; 24 lớp tập huấn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớp, với trên 1.186 người tham gia. In ấn, cấp phát 10.000 tờ rơi, tài liệu; 2.550 quyển sổ tay, lịch thời vụ; viết 23 tin bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Trong năm 2022, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ/Hội chợ/hội nghị kết nối sản xuất, cung ứng với tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn được triển khai, nhiều sản phẩm nông sản, thủy sản có lợi thế, xếp hạng OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao, đạt các giải thưởng của các tổ chức chứng nhận thương hiệu quốc gia và được quảng bá trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, QTV 1, QTV 3, ... được khách hàng tại thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận biết tới, tiêu thụ, qua đó, nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm có thương hiệu của tỉnh đến vơi người tiêu dùng cả nước, như: (1) Tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở tham gia 06 đợt xúc tiến thương mại tại các tỉnh: Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội,.. Kết quả có trên 130 cơ sở tham gia quảng bá với trên 150 sản phẩm được bày bán, trong đó trên 60 sản phẩm trong Chương trình OCOP tỉnh tham gia. (2) Tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất, cung ứng với tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn tại Quảng Ninh với gần 80 đại biểu tham gia, trong đó có 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, kết quả đã có 08 cơ sở sản xuất và kinh doanh ký kết bản ghi nhớ hớp tác giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất với đơn vị tiêu thụ sản phẩm.
Đã tổ chức tập huấn, cho 225 doanh nghiệp/hợp tác xã/cơ sở sản xuất 10 lớp, với 600 người tham gia kỹ năng vận hành, quản trị Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, hướng dẫn và cấp 73 tài khoản và 534 bộ mã truy xuất sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. In, cấp phát 18.000 tem Qr code, trong đó: 10.000 tem Qr-code 1 mã; 8.000 tem Qr code 2 mã.
b) Sở Công thương: chủ trì, phối hợp tổ chức, tham gia 30 chương trình xúc tiến tại các hội chợ, tuần kết nối, tham gia 05 chương trình XTTM ngoài tỉnh và chương trình XTTM tại Lào; Tổ chức 03 hội nghị kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ kết nối các sản phẩm nông thủy sản, sản phẩm OCOP đưa vào các kênh tiêu thụ như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi Winmart+ trong và ngoài tỉnh (Đến nay, đã kết nối 55 sản phẩm vào chuỗi hệ thống siêu thị:Go!, MM Mega Market, Aloha, Winmart);
- Phối hợp với đơn vị, địa phương rà soát, giới thiệu 28 doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” của Bộ Công Thương. Kết quả: 267 sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) được đưa lên các sàn TMĐT:Postmart.vn và Voso.vn; Riêng Sàn giao dịch TMĐT tỉnh đang giới thiệu 383 sản phẩm OCOP, trong đó có 172/267 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên;
c) UBND các địa phương: Chỉ đạo các cấp Hội đã tích cực, chủ động tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về công tác bảo đảm ATTP tại các cơ cở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất lượng, ATTP tại các địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện pháp luật về ATTP. Tổ chức đoàn giám sát sản phẩm trong chương trình OCOP tỉnh, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự quan tâm, phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Sở, ban ngành, UBND các địa phương trong năm 2022, các hoạt động tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện theo nhiều hướng tiếp cận sát với cơ sở và người dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, đề án, văn bản thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản để chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện; Đã cơ bản hoàn thành nhiều nội dung, nhiệm vụ đạt ra trong Kế thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025./.