Phát triển nông nghiệp hữu cơ - bước đi phù hợp với nhu cầu và thực tiễn sản xuất nông nghiệp

21/12/2022 16:58

      Với đặc tính là không sử dụng hóa chất trong sản xuất, nông nghiệp hữu cơ được coi là phương thức sản xuất tối ưu nhằm mang lại lợi ích đối với sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường phát triển bền vững nền nông nghiệp

     

Với đặc tính là không sử dụng hóa chất trong sản xuất, nông nghiệp hữu cơ được coi là phương thức sản xuất tối ưu nhằm mang lại lợi ích đối với sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường phát triển bền vững nền nông nghiệp

      Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ. Ðến nay, cả nước có khoảng 240 nghìn ha canh tác hữu cơ, với sự tham gia của gần 20 nghìn lao động tại 46 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, có khoảng 160 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ với kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 335 triệu USD, tăng gần 15 lần so với năm 2010, đứng thứ 8 trong 10 nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ tại Châu Á. Sau 10 năm, diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ của nước ta tăng 223,884 ha. Sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị trường quốc tế như Nhật bản, Anh, Mỹ, Hàn Quốc,... Việt Nam đã tham khảo tiêu chuẩn IFOAM, ngang tầm với tiêu chuẩn hiện nay do các nước ASEAN đồng thuận áp dụng và tiêu chuẩn của các thị trường khó tính, ban hành 8 tiêu chuẩn hữu cơ để bảo đảm tính hội nhập thị trường quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

      Trong những thâp kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể về năng suất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất...; đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá huỷ hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất. (1) Trong sản xuất trồng trọt, sử dụng phân bón là một yếu tố quyết định năng suất, chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón vô cơ mất cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thời gian bón, cách bón phân không khoa học và mang tính tự phát, dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, mất dần khả năng sản xuất. Song song với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt, đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, cũng đang tăng nhanh và khó kiểm soát. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật hóa học không đúng kỹ thuật làm gia tăng hiện tượng kháng thuốc, nhiều loài sinh vật có ích bị tiêu diệt, gây mất cân bằng sinh thái, khả năng sinh vật gây hại phát triển hoặc nguy cơ bùng phát mạnh hơn và do đó nông dân lại càng phải áp dụng nhiều biện pháp để xử lý hơn đặc biệt là tăng số lần, lượng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, đây là một trong những nguyên nhân là tăng chi phí sản xuất và gánh nặng cho môi trường. Theo ước tính, hàng năm có 50-70% lượng phân bón vô cơ không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, khi sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật thì lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì, chai lọ hoặc các gói hóa chất chiếm tới 1,85% tỷ trọng bao bì, lượng thuốc trên khi không được thu gom, xử lý đúng cách thì cũng là một trong những nguồn thải gây nguy hại lớn cho môi trường nhất là môi trường đấ và môi trường nước. Nước thải từ hoạt động chuyên canh nông nghiệp có chức các thành phần độc hại như hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt các khu vực lân cận. Việc xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất thuốc thuốc bảo vệ thực vật rất tốn kém. (2) Trong chăn nuôi, đặc biệt là phương thức chăn nuôi truyền thống, tự phát có lượng chất thải rắn, nước thải không được xử lý đúng có chứa các chất độc hại gây hiệu ứng nhà kính, một số kim loại nặng và các vi sinh vật có hại, nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm, gia tăng mức độ bùng phát dịch hại trên vật nuôi. (3) Trong sản xuất thủy sản, việc kiểm soát nguồn nước nuôi, nước thải của các cơ sở nuôi và việc xả thải các chất hữu cơ, chất độc vi sinh vật và các chất thải sinh hoạt bừa bãi làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước nuôi, ô nhiễm hữu cơ từ lượng thức ăn công nghiệp tồn dư hoặc lượng kháng sinh sử dụng do sản xuất thâm canh quá mức gây ra các vấn đề về dịch bệnh từ đó làm tăng chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín vùng sản xuất, thương hiệu sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủy sản khi đi vào các thị trường cao cấp, khó tính. 

Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm

      Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp là một trong những mối nguy hại lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hóa chất thuốc thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kháng sinh, vi sinh vật có hại... tồn dư trong nông sản có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người như ung thư, ngộ độc... Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm được quyết định bởi tất cả các công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, đã và được nhà nước chú trọng và quan tâm, nhằm tạo ra nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế… Ðây là chủ trương lớn, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền và địa phương trên cả nước.

    Xuất phát từ những thực trạng đáng báo động của phương thức sản xuất nông nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cần thực hiện chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất bền vững hơn, thuận tự nhiên đó là sản xuất hữu cơ. Những lợi ích về môi trường, sức khỏe con người mà sản xuất hữu cơ đã được chứng minh rất rõ trong thực tế và giá trị kinh tế của các sản phẩm hữu cơ đến từ chính giá trị về môi trường, sức khỏe con người mà nó mang lại./.

 

Thành Minh


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 796
Đã truy cập: 2785062