
Đoàn kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trên cây lim
Qua kiểm tra khoảng 10 ha cây Lim độ tuổi: 1-2 năm tuổi, chiều cao cây trung bình khoảng 1m, cây đang giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá. Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện sâu đục thân, ngọn gây hại trên cây Lim với mật độ gây hại khoảng 1-2 con/cây, diện tích bị hại khoảng 05 ha trong đó diện tích nhiễm nhẹ 04 ha, diện tích nhiễm trung bình khoảng 01 ha, sâu đang phát dục tuổi 5 và nhộng.

Triệu chứng gây hại của sâu đục thân, ngọn trên cây lim
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến nghị:
- Cơ quan chuyên môn của cấp huyện cử cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, bám sát các vùng trồng rừng, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu đục thân, ngọn trên cây lim và các cây rừng khác để khuyến cáo và chỉ đạo chủ rừng xử lý.
- Đối với diện tích sâu đang gây hại, triển khai thực hiện một số biện pháp sau:
+ Cắt tỉa, thu gom các phần của cây Lim bị sâu gây hại đem tiêu hủy nhằm hạn chế nguồn phát sinh, gây hại của lứa sâu sau;
+ Theo dõi thời gian vũ hóa của sâu trưởng thành để xác định thời gian sâu non nở và gây hại của lứa sau;
+ Khi sâu non mới nở (khoảng 1-2 ngày tuổi) và bắt đầu gây hại có thể dùng thuốc Dupont Prevathon 5SC để phun trừ nhằm hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu gây ra.

Đặc điểm và vị trí gây hại của sâu đục thân, ngọn
- Đối với diện tích cây rừng chưa bị sâu gây hại cần thường xuyên điều tra, theo dõi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Khi phát hiện sâu hại cây rừng nói chung, cây Lim nói riêng đề nghị cơ quan chuyên môn cấp huyện và chủ rừng thông tin, báo cáo về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh để phối hợp xử lý./.
Nguyễn Trọng Đằng - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật