Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp: Một cách tiếp cận mới

28/06/2023 10:18

       Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (Integrated Multi-Trophic Aquaculture - IMTA) như là một hệ thống nuôi trồng thủy sản tiếp cận theo cách bắt chước một hệ sinh thái tự nhiên bằng cách kết hợp việc nuôi nhiều loài bổ sung từ các cấp độ khác nhau của chuỗi thức ăn.

      Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (Integrated Multi-Trophic Aquaculture - IMTA) là một hình thức nuôi trồng thủy sản tiếp cận theo hướng khuyến khích quản lý môi trường hiệu quả hơn trong khi vẫn tăng lợi ích kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng. Nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (sau đây gọi tắt là IMTA) là một phương pháp tiếp cận khác về sản xuất thực phẩm thủy sản dựa trên khái niệm tái chế (recycling). Thay vì chỉ thực hiện nuôi đơn loài (monoculture - độc canh) và tập trung chủ yếu vào nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài đó, IMTA theo hướng tạo ra một môi trường nuôi (khu nuôi) tiếp cận tương tự nhất có thể một hệ sinh thái tự nhiên bằng cách kết hợp việc nuôi nhiều đối tượng loài bổ sung từ các cấp dinh dưỡng khác nhau của chuỗi thức ăn (Ví dụ, một mô hình IMTA kết hợp nuôi cá với động vật không xương sống như vẹm, hải sâm và rong biển tạo thành một cụm gần nhau để tạo lợi ích của từng loại nuôi và môi trường). Có thể nói, khi được triển khai một cách chiến lược, IMTA có thể đa dạng hóa sản lượng trang trại và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái như chất lượng môi trường được cải thiện. 

Cơ sở nuôi biển áp dụng IMTA tại Vân Đồn

      Cách thức hoạt động của IMTA: IMTA hoạt động theo nguyên lý thực hiện nuôi trồng các đối tượng theo cách tiếp cận cho phép thức ăn thừa, chất thải, chất dinh dưỡng và sản phẩm phụ của một loài được lấy lại và chuyển đổi như là sản phẩm hữ ích, thức ăn và năng lượng cho sự phát triển của các loài khác. Thực tiễn cho thấy, IMTA kết hợp các loài cần thức ăn bổ sung như cá, với các loài khác. Các loài khác ở đây có thể bao gồm loài ăn lọc (ví dụ: vẹm, hầu) và loài ăn thưc ăn lắng đọng (ví dụ: hải sâm) và kết hợp trồng rong biển. Về cơ bản, các loài khác nuôi kết hợp trong mô hình IMTA hoạt động như là các bộ lọc sống. Đặc tính tự nhiên của các loài này nhằm mục đích để tái chế các chất dinh dưỡng (hoặc chất thải) có trong và xung quanh các trang trại nuôi cá có thể giúp người nuôi cải thiện và duy trì ổn định đặc tính môi trường tại các khu nuôi trồng thủy sản. Ngoài khả năng tái sử dụng các sản phẩm phụ và thức ăn dư thừa, các loài nuôi kết hợp trong mô hình IMTA cũng được lựa chọn vì giá trị kinh tế như là sản phẩm thị trường, mang lại thêm lợi ích kinh tế cho người nuôi. 

Minh họa IMTA bền vững trong nuôi trồng thủy sản

      Bên cạnh đó, Quảng Ninh là tỉnh có bờ biển dài với nhiều vịnh, vụng kín gió chạy dọc từ Móng Cái đến Hạ Long (đặc biệt là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long), đây là lợi thế để phát triển nuôi nuôi trồng thủy sản trên biển kết hợp với du lịch. Do vậy, IMTA là một cách tiếp cận mới phù hợp để các cơ sở nuôi biển kết hợp với du lịch sinh thái là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển của tỉnh./.

Mr. Cricket - CCTS


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 899
Đã truy cập: 3313428