Dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (từ ngày 23/02 - 01/03/2023)

24/02/2023 09:12

      Nhìn chung, Trong tuần trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, ngày 19/2 có mưa nhỏ, mưa rào nhẹ vài nơi đêm và sáng sớm trời rét.

 Tình hình sinh trưởng cây trồng       

 - Cây lúa:

 + Mạ xuân muộn: Diện tích: khoảng 300 ha. GĐST: Gieo - 3-5 lá - nhổ cấy.

 + Lúa xuân sớm: Diện tích: khoảng 260ha, GĐST: Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ;

 + Lúa xuân muộn: Diện tích: khoảng 7.210ha, GĐST: Sạ/cấy –mũi chông - 3 lá/ hồi xanh - đẻ nhánh.

  Diện tích lúa đã cấy/sạ khoảng  9.214 ha.

 - Cây rau màu các loại: Giai đoạn sinh trưởng từ gieo trồng -  thu hoạch.

 - Cây ngô xuân:  3 - 6 lá.

 - Cây lạc, tương : Nảy mầm - 2 - 4 lá.

 - Cây công nghiệp, cây ăn quả: giai đoạn phát triển búp, thân lá, củ - quả - thu hoạch (Cây cam: phát triển lộc - nụ - hoa; Cây vải, nhãn: phát triển nụ  - hoa; Cây na: vệ sinh vườn, chăm sóc, cắt tỉa; Cây ổi: phát triển thân lá - quả, thu hoạch,…).

  Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

 Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên cây trồng trong tuần là 16 ha, cụ thể:

 - Trên cây Vải: Diện tích nhiễm bệnh sương mai: 2,0 ha (tại Uông Bí) tăng 2 ha so với cùng kỳ năm trước; diện tích nhiễm rệp: 2,0 ha (tại Uông Bí) tăng 2,0 ha so với cùng kỳ năm trước; Các đối tượng: nhện lông nhung, sâu cuốn lá, bệnh thán thư, bọ xít ... gây hại nhẹ;

 - Trên cây Cam: Diện tích nhiễm sâu vẽ bùa: 3,0 ha (tại Hải Hà) tăng 3,0 ha so với cùng kỳ năm trước; Diện tích nhiễm nhện đỏ: 2,0 ha (tại Hải Hà) tăng 2,0 ha so với xùng kỳ năm trước.

 Các đối tượng khác: rệp, nhện đỏ, bệnh loét,... gây hại nhẹ trên cam; bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, bệnh thối đầu cành, rệp,.. gây hại nhẹ cây thanh long;

 - Trên cây Chè: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi: 7,0 ha (tại Hải Hà) tăng 7 ha so với cùng kỳ năm trước; Các đối tượng: rệp, rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ gây hại nhẹ.

 - Trên cây Rau: Các đối tượng: rệp, sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai,... gây hại nhẹ.

 - Trên cây ngô: Sâu xám, chuột, sâu  keo mùa thu... gây hại nhẹ.

 Ngoài ra, trên các cây trồng khác các sinh vật gây hại với mật độ và tỷ lệ hại thấp. 

Vải chín sớm Phương Nam đang nở hoa

 Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 23/02 - 01/03/2023):

  -  Trên mạ, lúa xuân: Rầy các loại, chuột, bệnh thối thân, bệnh nghẹt rễ, bệnh khô đầu lá, bọ trĩ, OBV, Mọt nước… gây hại nhẹ. Bệnh đạo ôn lá có khả năng phát sinh gây hại gia tăng. Ngoài ra, theo dõi diễn biến gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm…

 - Trên cây ngô: Theo dõi diễn biến sâu xám, sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt…

 - Trên cây rau, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của bọ nhảy, rệp, sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh sương mai... trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt, ... trên các loại hoa.

 - Trên cây ăn quả: Theo dõi diễn biến bệnh thán thư, sương mai, rệp, sâu đục gân lá, sâu cuốn lá, bọ xít... trên cây nhãn, vải; bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... trên cây thanh long; sâu đục gân lá, nhện đỏ, rệp, bệnh loét,…trên cây có múi (cam, quýt, bưởi,…); rệp sáp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh thủng lá, sâu đục ngọn,… trên cây đào,…

 - Trên cây chè, trà hoa vàng: Theo dõi diễn biến gây hại của bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh thán thư, sâu cuốn lá,…

 - Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: sâu đo ăn lá keo, sâu róm thông, bệnh chết héo keo, bệnh phấn trắng keo, bệnh thán thư trên cây hồi, chấu chấu tre lưng vàng…

 Một số biện pháp xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng

 - Đối với cây lúa: Khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất để gieo cấy lúa vụ xuân (đặc biệt là các huyện thị miền Đông). Tiến hành gieo trồng các cây vụ xuân theo đúng lịch thời vụ.

 Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để ngăn ngừa dịch hại chuyển vụ, lúa cỏ (lúa ma) theo Công văn số 833/TT&BVTV ngày 24/11/2022 về việc xử lý vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột và phòng ngừa dịch hại chuyển vụ và thông báo số 877/TB-TTBVTV ngày 08/12/2022: Thông báo phòng trừ Lúa cỏ (lúa ma) trên đồng ruộng và tiến hành các biện pháp diệt chuột theo hướng dẫn số 44/HD-TTBVTV: Hướng dẫn các biện pháp phòng chống chuột hại bảo vệ sản xuất ngày 18/01/2023 của Chi cục.

 Tập trung chăm sóc, rặm tỉa, bón phân cho lúa giai đoạn đẻ nhánh; không gieo mạ, cấy lúa, bón đạm khi nhiệt độ xuống dưới 150C, đồng thời có biện pháp chống rét cho diện tích mạ đã gieo, lúa đã cấy. Có biện pháp chống rét, sương muối tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

 Chủ động theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bón phân chăm sóc theo đúng quy trình.

 - Đối với cây rau màu, hoa: Tiếp tục gieo trồng, chăm sóc và theo dõi phòng trừ sinh vật hại kịp thời để cây sinh trưởng phát triển tốt.

 - Đối với cây ăn quả: Chăm sóc để cây phát triển quả tốt và theo dõi diễn biến gây hại của các đối tựợng sinh vật hại để phòng trừ kịp thời hiệu quả theo Công văn số 82/TB-TTBVTV ngày 08/2/2023 của Chi cục về việc chủ động theo dõi và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây ăn quả.

 - Phòng chống các sinh vật hại bảo vệ an toàn sản xuất ngay từ đầu vụ theo Phương án số 909/PA-TT&BVTV ngày 16/12/2022 của Chi cục.

 - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại cây trồng, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” khi sinh vật gây hại đến ngưỡng phòng trừ.

Đặng Ngọc Trang - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 264
Đã truy cập: 3312793