Tình hình sinh trưởng cây trồng
- Cây lúa: Diện tích khoảng 22.422 ha.
+ Lúa mùa trung: Diện tích khoảng: 14.560 ha. GĐST: Thu hoạch.
+ Lúa mùa muộn: Diện tích khoảng: 7.612 ha. GĐST: Đỏ đuôi - chín - thu hoạch.
+ Diện tích lúa đã thu hoạch khoảng trên: 15.730 ha.
- Cây rau màu các loại: GĐST: Gieo/trồng - phát triển thân lá, củ, quả - thu hoạch.
- Cây ngô đông: GĐST: 3,5 - 7 lá.
- Cây công nghiệp, cây ăn quả: Cây cam: Quả già - chín; Cây nhãn, vải: Phát triển thân lá; Cây na: Vệ sinh vườn; Cây ổi: Phát triển quả - thu hoạch,….
Tình hình sinh vật gây hại
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên cây trồng trong tuần là 19,5 ha, cụ thể:
- Trên lúa mùa: Diện tích nhiễm rầy: 2 ha tại Đông Triều; diện tích nhiễm chuột hại: 2 ha tại Hải Hà; các đối tượng: chấu chấu, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt... gây hại nhẹ.
- Trên cây rau màu: Diện tích nhiễm bọ nhảy: 3 ha tại Hải Hà; Diện tích nhiễm bệnh xoắn lá: 2,5 ha tại Hải Hà; các đối tượng: sâu đục quả, rệp muội, nhện, bọ trĩ, bọ nhảy, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư,... gây hại nhẹ.
- Trên cây chè: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi còn lại: 10 ha tại Hải Hà; các đối tượng: Bọ trĩ, rầy xanh, rệp,... gây hại nhẹ.
- Trên cây ăn quả: Rệp sáp, ruồi đục quả, nhện đỏ, bệnh loét, bướm trích hút, muội đen.,... gây hại nhẹ trên cam; bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, bệnh thối đầu cành, rệp,.. gây hại nhẹ cây thanh long; nhện lông nhung, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thán thư,... gây hại nhẹ trên cây nhãn vải; Bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh thán thư,… gây hại nhẹ trên cây na;…
Nông dân đang thu hoạch lúa mùa
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 02/11 - 08/11/2023)
(1) Trên cây lúa mùa: Rầy, chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn,…
(2). Trên cây rau, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của nhện đỏ, rệp, sâu khoang, sâu tơ, bọ trĩ, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,... trên cây rau; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa.
(3). Trên cây ngô: Theo dõi diễn biến của sâu keo mùa thu, sâu cắn lá, chuột,...
(4). Trên cây ăn quả: Theo dõi diễn biến bệnh thán thư, rệp, sâu đục gân lá, sâu cuốn lá,... trên cây nhãn, vải; bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... trên cây thanh long; sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, ruồi đục quả, bướm chích hút, bệnh loét, bệnh muội đen,…trên cây có múi (cam, quýt, bưởi,…); rệp sáp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, bệnh thủng lá, sâu đục ngọn,… trên cây đào; rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh thán thư,… trên cây na;…
(5). Trên cây công nghiệp: Theo dõi diễn biến gây hại của bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh thán thư, bệnh thối búp, bệnh phồng lá, sâu cuốn lá,… trên cây chè, trà hoa vàng; sâu cắn lá, bệnh thối thân, củ,… trên cây dong riềng.
(6). Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: sâu róm thông, sâu đục thân, ngọn trên cây lim, lát; sâu đo ăn lá, bệnh chết héo, bệnh phấn trắng trên cây keo, bệnh thán thư trên cây hồi,…..
(7). Trên cây ba kích: Theo dõi diễn biến gây hại của bọ trĩ, bệnh gỉ sắt, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư,… để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Một số giải pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng
Dự báo trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh có thể chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh gây mưa, lạnh xen kẽ kiểu hình thời tiết hanh khô. Nông dân cần tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sinh vật gây hại:
- Đối với cây lúa mùa muộn: Tiến hành thu hoạch diện tích lúa đã chín để tạo quỹ đất sản xuất vụ đông 2023.
- Đối với cây vụ Đông: Tiếp tục tiến hành làm đất gieo trồng cây vụ Đông theo đúng lịch thời vụ. Chăm sóc và theo dõi phòng trừ sinh vật hại kịp thời để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Đối với cây ăn quả: Chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt và theo dõi diễn biến gây hại của các đối tựợng sinh vật hại để phòng trừ kịp thời hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại cây trồng, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” khi sinh vật gây hại đến ngưỡng phòng trừ tránh để dịch hại bùng phát, lây lan ra diện rộng./.