Hiện nay trên địa bàn tỉnh, lúa xuân muộn cơ bản đã thu hoạch xong, đang tiến hành vệ sinh đồng ruộng. Lúa mùa: Lúa mùa sớm: GĐST: 2 - 3,5 lá; Lúa mùa trung, muộn: GĐST: Sạ/cấy – mũi chông; Mạ mùa: Gieo - nhổ cấy.
Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên cây trồng trong tuần là 74 ha cụ thể:
- Trên lúa mùa: Diện tích nhiễm ốc bươu vàng: 50 ha tại Vân Đồn, diện tích phòng trừ: 170 ha; Diện tích nhiễm chuột: 05 ha tại Móng Cái.
- Trên cây công nghiệp: Diện tích nhiễm bệnh thối thân trên cây dong riềng: 4,8 ha tại Bình Liêu. Diện tích nhiễm bọ trĩ trên cây chè: 05 ha tại Hải Hà.
- Trên cây lâm nghiệp: Diện tích nhiễm châu chấu tre lưng vàng trên cây tre, nứa: 10 ha tại Ba Chẽ.
- Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.
Ốc bươu vàng gây hại lúa mùa
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong thời gian tới (từ ngày 04/7 - 10/7/2024):
- Trên mạ, lúa mùa: Theo dõi diễn biến các đối tượng sinh vật hại như: OBV, rầy, chuột, bệnh đốm nâu, khô đầu lá,… Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 3 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng, sâu non nở và gây hại diện hẹp trên mạ, lúa mùa sớm. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ sẽ vũ hóa khoảng trung tuần tháng 7 trở đi.
- Trên cây rau, hoa: Theo dõi diễn biến gây hại của nhện đỏ, rệp, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,... trên cây rau; rệp sáp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, sâu đục ngọn,… trên cây đào; rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, gỉ sắt,... trên các loại hoa.
- Trên cây công nghiệp: Theo dõi diễn biến các đối tượng sinh vật hại: Rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bệnh thối búp, bệnh phồng lá,... trên cây chè; bệnh thối thân - củ, sâu ăn lá,... trên cây dong riềng;...
- Trên cây ăn quả: Theo dõi diễn biến bệnh thán thư, sâu cuốn lá, sâu đục quả,... trên cây nhãn, vải; bệnh đốm trắng, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, thối đầu cành, rệp,... trên cây thanh long; sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, câu cấu, bệnh muội đen, bệnh chảy gôm,… trên cây có múi (cam, quýt, bưởi,…); rệp sáp, nhện đỏ, rầy phấn trắng, bệnh thán thư,… trên cây ổi; rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh thán thư,… trên cây na,…
- Trên cây lâm nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật hại: chấu chấu tre lưng vàng trên cây tre, nứa; bệnh thán thư,… trên cây hồi; sâu róm thông; sâu đục thân, ngọn trên cây lim, lát; sâu đo ăn lá, bệnh chết héo, bệnh phấn trắng trên cây keo;…
- Trên cây dược liệu: Theo dõi diễn biến gây hại của bọ trĩ, bệnh gỉ sắt, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư,… trên cây ba kích; bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu cuốn lá,… trên trà hoa vàng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Một số biện pháp xử lý sinh vật gây hại trên cây trồng
- Đối với cây lúa: Tiếp tục thực hiện vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, diệt chuột và phòng ngừa sinh vật hại chuyển vụ, gieo - cấy lúa vụ mùa theo đúng lịch thời vụ.
- Đối với cây trồng khác: Tiếp tục gieo trồng, chăm sóc và theo dõi phòng trừ sinh vật hại kịp thời để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phòng chống các sinh vật hại bảo vệ an toàn cho sản xuất, phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại cây trồng, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” khi sinh vật gây hại đến ngưỡng phòng trừ tránh để dịch hại bùng phát, lây lan ra diện rộng./.