Đồng chí Nghiêm Xuân Cường Phó Chủ tịch UBND Tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Ngày 02/7/2024, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh đã chủ trì cuộc họp đánh giá tiến độ xây dựng Đề án phát triển bền vững thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, và đinh hướng đến năm 2050 và kết quả rà soát hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần. Cùng đự có đại diện Lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cùng các đơn vị trực thuộc: Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý trồng rừng Việt Đức), Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu Tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Liên minh HTX Tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỳ thuật Tỉnh,.
Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiến độ xây dựng Đề án phát triển bền vững thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, và định hướng đển năm 2050 đã được lấy ý kiến của 45/46 đơn vị và 12 thành viên Hội đồng phản biện do Liên hiệp Các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì tháng 3/2024 và kết quả rà soát hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, ý kiến các đại biểu tham dự cuộc họp; đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tình đã kết luận chỉ đạo tại Thông báo số 111/TB-UBND ngày 04/7/2024 như sau:
Đối với Đề án phát triển bền vững thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050:
1. Ghi nhận sự cố gắng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển bền vững thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 trên cơ sở tích hợp 03 Đề án: (1) Đề án phát triển bền vừng kinh tế thủy sản đến năm 2030; (2) Đề án tái cơ cấu đội tàu khai thác thủy sản đển năm 2030; (3) Đề án phát triển bền vừng nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cần thiết, góp phần cụ thể hóa các chỉ đạo mới của Trung ương và của Tỉnh về phát trien kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói riêng trong giai đoạn tới. Đề án tổng thể có cơ cấu khá cân đối, cập nhật đầy đủ các nội dung, số liệu, dữ liệu đến năm 2023 và các chỉ đạo mới của Trung ương và của Tỉnh về lĩnh vực thủy sản, đã xác định được các danh mục ưu tiên .... Tuy nhiên việc đánh giá, nhận diện tình hình về lĩnh vực thủy sản tính khái quát chưa cao; chưa định vị được thủy sản Quảng Ninh hiện nay so với thủy sản quốc gia; cơ sờ xác lập các chỉ tiêu, mục tiêu chưa vững chăc; biện pháp, giải pháp chưa sát với tình hình; nguồn lực thực
hiện Đe án chưa rõ (cơ cấu nguồn vốn, phương án, lộ trình phân bổ, huy động các nguồn lực...).
2. Việc xây dựng Đề án phát triển bền vững thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và định hướng đển năm 2050 là cần thiết, góp phần cụ thể hóa các chỉ đạo mới của Trung ương và của Tỉnh về phát triển kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói riêng trong giai đoạn tới. Để sớm hoàn thiện Đề án báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt trong năm 2024, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung:
3. Tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, trên cơ sờ đó tiếp tục rà soát, cập nhật hoàn thiện Đề án, trong đó lưu ý một số nội dung: (1) Rà soát cập nhật đầy đủ thông tin, sổ liệu đảm bảo có giá trị pháp lý; (2) Việc đánh giá, nhận diện tình hình rõ hơn, phải định vị được thủy sản Quảng Ninh đang ở đâu trong tổng thể ngành thủy sản quốc gia (về sản lượng, năng suất, giá trị/diện tích; đóng góp trong GRDP của tỉnh; thứ hạng của tỉnh; lợi thế nồi trội, tồn tại hạn chế của tỉnh....); (3) Rà soát, bổ sung quan điểm, mục tiêu phải cân đối hài hòa các nội dung và gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh; nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện tiếp các chỉ tiêu trên nguyên tắc phải sát hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê hoặc chỉ tiêu tiêu biểu của ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh, có thể kiểm đếm được và phù hợp với đặc điểm tình hình của Tỉnh; có tính phấn đấu cao; (4) Nhiệm vụ, giải pháp rà soát cập nhật đảm bảo có tính khả thi và giải quyết được các tồn tại hạn chế và thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định; (5) Nguồn lực cần phải rõ hơn, trong đó chú ý về quy mô, cơ cẩu (ngán sách tỉnh, huyện, xã hội hỏa...) và giải pháp huy động các nguồn lực; (6) Tổ chức thực hiện phải đảm bảo bao quát hết các mục tiêu nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện danh mục đề án, dự án, phần việc để triển khai thực hiện; (7) Đảm bảo rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan.
4. Lấy ý kiến tham gia các cơ quan, đơn vị, địa phương và ý kiến phản biện của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh về dự thảo Đe án; tiếp thu ý kiến tham gia, hoàn thiện dự thảo Đề án báo cáo UBND tỉnh trong quý III/2024.
Đối với rà soát hoàn thiện hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần:
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phổi hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và UBND huyện Cô Tô tiếp tục rà soát củng cố, bổ sung hoàn thiện hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, trong đó tập trung một số nội dung sau:
2. Làm rõ cơ sờ pháp lý đối với đề xuất mô hình quản lý khu bảo tồn biển (bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nguồn nhân lực, phương tiện trụ sở làm việc... cho Ban Quản lý trồng rừng Việt Đức) đảm bảo theo quy định hiện hành.
3. Làm rõ về cơ chế tài chính đảm bảo cho việc thực hiện bình thường cho Ban Quản lý trồng rừng Việt Đức khi thực hiện nhiệm vụ quản lý khu bảo tồn biến
4. Có phương án cụ thể các nội dung phải thực hiện trước mắt và lâu dài đổi với công tác quản lý khu bảo tồn biển khi thành lập, nhất là ổn định sinh kể đối với các tổ chức, cá nhân đang có hoạt động trong phạm vi khu bảo tồn biển theo đúng quy định; có định hướng cụ thể về khả năng khai thác các giá trị khu bảo tồn phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động cộng đồng trong quá trình khu bảo tồn biển đi vào hoạt động;
5. Trường hợp cần thiết chủ động báo cáo xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan, đồng thời tham khảo mô hình quản lý tại các tỉnh khác nơi có khu bảo tồn cấp tỉnh thành lập mới để nghiên cứu vận dụng.
Vì đây là Đề án, dự án quan trọng, mang tính chiến lược, do đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT khẩn trương hoàn thiện, tham mưu cho Tỉnh để lồng ghép vào Nghị quyết phát triển kinh tế biển trong thời gian thời./.
Dương Thùy Trang - Chi cục Thủy sản