Nhằm chủ động tham gia một cách tích cực vào các hoạt động, sáng kiến để giải quyết các thách thức của nông nghiệp toàn cầu. Tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực con người, công nghệ, tài chính, thu hút đầu tư từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành nông nghiệp. Theo đó, mục tiêu cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030: (1) Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD, mỗi ngành hàng chủ lực có ít nhất 1 nhãn hiệu hoặc thương hiệu được công nhận tại các thị trường trọng điểm; (2) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD, trong đó có 30% dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, kết nối nông dân và doanh nghiệp trong nước với chuỗi toàn cầu; (3) Thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD; (4) Dẫn đầu ít nhất 01 sáng kiến toàn cầu hoặc khu vực trong các lĩnh vực thương mại bền vững, tăng trưởng xanh và bao trùm, đổi mới sáng tạo, đối tác công tư, hợp tác Nam - Nam ngành nông nghiệp và PTNT tại các diễn đàn toàn cầu và khu vực; (5) Mỗi năm chuyển giao ít nhất 01 công nghệ mới hoặc 01 mô hình tổ chức sản xuất mới từ nước ngoài cho ngành nông nghiệp và PTNT; (6) Mỗi năm có ít nhất 200 lượt cán bộ, sinh viên, thực tập sinh được đào tạo, tập huấn tại nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT; (7) Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với các nước Châu Phi theo hình thức song phương hoặc ba bên, trước mắt là thực hiện thành công dự án 3 bên FAO - Sierra Leone - Việt Nam.
Hội nghị MELA tổ chức tại Quảng Ninh
Để đảm bảo hiệu quả thực hiện Đề án, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: (1) Chủ động hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế tốt nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam; (2) Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam; (3) Tối ưu hóa việc huy động và sử dụng nguồn lực bên ngoài cho ngành nông nghiệp và PTNT./.
Chu Văn Trí - Trung tâm Khuyến nông