Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận * Trình tự thực hiện: - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Các cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đến Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh, hoặc truy cập trang Website dịch vụ hành chính công của tỉnh: http://dichvucong.quangninh.gov.vn để công chức của Sở Nông nghiệp & PTNT được cử đến làm việc tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn lập hồ sơ và nhận mẫu đơn, mẫu tờ khai; hoặc gửi hồ sơ qua Dịch vụ công ích Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện, cơ sở nộp lệ phí và nộp hồ sơ tại Bộ phận hành chính công của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh; trường hợp đăng ký trực tuyến nộp hồ sơ và lệ phí (nếu có) qua mạng. Công chức của Sở Nông nghiệp & PTNT được cử đến làm việc tại Trung tâm hành chính công tỉnh kiểm tra danh mục hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (cơ sở có thể nhận trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc đăng ký và trả phí để nhận kết quả qua dịch vụ công ích). Bộ phận hành chính công của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện thẩm định và kiểm tra, xác minh tại cơ sở. - Bước 2: Thẩm định Chi cục tiếp nhận hồ sơ và bàn giao hồ sơ cho công chức, viên chức thụ lý giải quyết TTHC tiến hành thẩm định hồ sơ; thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá tại cơ sở các nội dung theo quy định. Kết quả kiểm tra được nêu đầy đủ và lập thành biên bản. Công bố kết quả cho cơ sở vào cuối buổi làm việc - Bước 3: Phê duyệt Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu, tập hợp hồ sơ đầy đủ và trình lãnh đạo Chi cục xem xét, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Chuyển Giấy chứng nhận đến Bộ phận hành chính công của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm hành chính công tỉnh để trả cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng có khả năng khắc phục các điểm chưa phù hợp thì có Thông báo đến cơ sở yêu cầu các nội dung cần khắc phục và hẹn ngày kiểm tra lại. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định, báo cáo lãnh đạo Chi cục và có văn bản Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết gửi về cơ sở. - Bước 4: Trả kết quả Tổ chức, cá nhân căn cứ vào thời gian ghi trong giấy tiếp nhận hồ sơ đến Bộ phận hành chính công của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh để nhận kết quả, hoặc nhận kết quả qua dịch vụ công ích. * Cách thức thực hiện: Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau: Trực tiếp; theo đường bưu điện; Fax; Thư điện tử; Đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.quangninh.gov.vn * Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT) - Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động duy trì; - Bản sao các kết quả xét nghiệm b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. * Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở an toàn dịch bệnh. * Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y. * Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm. * Phí: 300.000 đồng/ lần. * Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: - Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc văn bản đề nghị chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIa, VIb ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT). * Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ sở có nhu cầu và tự nguyện đăng ký để được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; - Cơ sở đã thực hiện giám sát theo quy định, không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh hoặc không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh. * Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật - Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y. * Lưu hồ sơ: Hồ sơ được lưu tại Chi cục (tại đơn vị xử lý chính hoặc trực tiếp) MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | | | |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | | | |
.................., ngày tháng năm …….. ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT | | | |
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y 1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….………………… Địa chỉ: ………………………………..…………………….………………….. Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:………………………….. 2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................ Địa chỉ thường trú: .............................................................................................. Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:………………………….. 3. Đăng ký chứng nhận: Lần đầu Đánh giá lại Cấp lại Bổ sung Cấp đổi Lý do khác: .................................................... (ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………... …………………………………………………………………………………..) 4. Loại hình hoạt động: Sản xuất giống Nuôi thương phẩm Làm cảnh 5. Thị trường tiêu thụ: Nội địa Xuất khẩu Cả nội địa, xuất khẩu 6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ...................................... trên đối tượng…................................................................................................... 7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định). | Người làm đơn (ký tên, đóng dấu) (*) |
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu) MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | | | |
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN… | | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | Số: ......................... | | ………., ngày ..… tháng…… năm ..... | V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn | | |
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thực hiện quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn. Thông tin liên lạc: Họ và tên: Chức vụ: Địa chỉ: Điện thoại: Kèm theo là …………………………………………….../. (Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do) Nơi nhận: - Như trên; - UBND huyện (để báo cáo); - ...................; - Lưu: ........ | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Ký tên, đóng dấu |
|