CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUẢNG NINH
Địa chỉ: Tầng 6, Trụ sở Liên cơ quan số 2 - Phường Hồng Hà,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0203-383.9758; Fax: 0233.363.9758
E-mail: ccbvmt.stnvmt@quangninh.gov.vn
BAN LÃNH ĐẠO
|
Chi Cục Trưởng: Nguyễn Như Hạnh
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
- Trình độ LLCT: Cao cấp.
- Điện thoại:
- Email: nguyennhuhanh@quangninh.gov.vn
|
|
|
 |
Phó Chi Cục Trưởng: Phạm Quang Vinh
- Trình độ chuyên môn: Đại Học
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 0203-363.5006
- Email: phamquangvinh@quangninh.gov.vn
|
 |
Phó Chi Cục Trưởng: Nguyễn Thị Thu Thuỷ
- Trình độ chuyên môn: Đại Học
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 0203-363.9758
- Email: nguyenthithuthuy@quangninh.gov.vn
|
a) Chức năng:
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luât, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ moi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.
Chi cục Bảo vệ Môi trường có tư cách pháp nhân; có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở làm việc tại Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Nhiệm vụ:
Chi cục Bảo vệ môi trường tham mưu giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; Chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực môi trường, đa dạng sinh học và công tác cải cách thủ tục hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực môi trường và đa dạng sinh học;
2. Thẩm định các chỉ tiêu môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
3. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh; kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh;tổ chức xác nhận việc đăng ký và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học củatỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
5. Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại địa phương; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật; thẩm định, kiểm tra xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
7. Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
8. Tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật; công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo quy định;
9. Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
10. Chủ trì tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt;
11. Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi thường và phục hồi môi trường, thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;
12. Xây dựng, quản lý chương trình quan trắc môi trường và đa dạng sinh học của địa phương; Chỉ đạo thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt;quản lý số liệu quan trắc môi trường và đa dạng sinh học theo thẩm quyền; hàng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm/ lần; xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương;
13. Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, đánh giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen bị suy thoái; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp, mô hình bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương;
14. Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động về quản lý nguồn gen trên địa bàn tỉnh;
15. Hướng dẫnthu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường; xây dựng, cập nhật, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu môi trường tỉnh; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật; tổng hợp và công bố thông tin về môi trường tỉnh theo quy định của pháp luật;
16. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnhvà công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
17. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;
18. Hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đa dạng sinh học;
19. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và đề nghị xử lý theo thẩm quyền; Tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường, đa dạng sinh học;
20. Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức thuộc Chi cục theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao hoặc theo quy định của pháp luật.