2. Bãi cọc Bạch Đằng, xã Yên Giang, huyện Yên Hưng - Di tích Lịch sử - Xếp hạng năm 1988

12/07/2011 00:00
Bãi cọc Bạch Đằng, xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh – Di tích Lịch sử - Xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số: Số 191/VH-QĐ, ngày 22/3/1988 của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). <

Bãi cọc Bạch Đằng: Từ khi bãi cọc đầm nước xã Yên Giang được phát hiện và nghiên cứu, người ta quen gọi luôn là “Bãi cọc Bạch Đằng”.

Bãi cọc có hình chữ nhật dài khoảng 120m, chiều rộng khoảng 30m, nằm theo hướng Đông - Đông Bắc, Tây - Tây Nam. Cách thị trấn Quảng Yên khoảng 2000m, nằm sát bờ đê sông Chanh trong khu vực đầm nước xã Yên Giang vì vậy nhân dân địa phương còn gọi khu vực này là đầm Nhữ. Đa số các nhà nghiên cứu đều nhận định bãi cọc Yên Giang là một phần của trận địa cọc trên sông Bạch Đằng lúc bấy giờ do Trần Hưng Đạo xây dựng để tham gia vào trận chiến Bạch Đằng năm 1288, đây là nửa phía Bắc của trận địa cọc, còn nửa phía Nam là bãi cọc Đồng Vạn Muối. Giữa hai bãi cọc Yên Giang và Đồng Vạn Muối là dòng sông Chanh ngày nay, ở giữa có một dải cồn đá cao khi nước triều xuống thuyền không qua được buộc phải đi vào sát bờ mới xuôi ngược dòng được vì vậy Trần Quốc Tuấn đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá, nơi các thuyền bè buộc phải đi qua tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Ngày mồng 7 tháng 3 năm  Mậu Tý 1288 đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi rút đến khu vực kinh môn vào sông Đá Bạc và sông Giá, Trần Hưng Đạo cho quân mai phục hai bên bờ chặn đánh làm giảm sự rút quân của giặc sao cho chúng đến sông Bạch Đằng vào lúc nước triều xuống thấp để phát huy tác dụng của trận địa cọc. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch năm 1288, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi tới sông Bạch Đằng, thuyền giặc tới khu vực Tràng Kềnh. Trần Hưng Đạo đốt lửa làm hiệu lệnh, quân sỹ hai bên bờ lao ra, vua Trần dẫn quân tiếp ứng làm địch không kịp trở tay. Thuyền giặc bỏ chạy gặp các bãi cọc gỗ và ghềnh đá ngang qua sông Bạch Đằng nhô lên chăn lại, thuyền giặc dồn lại, bốc cháy. Giặc Nguyên chết đuối không kể xiết, nước sông đến nỗi đỏ ngầu. Ta bắt được 400 chiến thuyền; bắt sống Ô Mã Nhi, Phạm Nhan, Tích Lệ Cơ Ngọc, Phàn Tiếp. Bãi cọc Bạch Đằng (bãi cọc Yên Giang) đã góp một phần quan trọng tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 1046
Đã truy cập: 2479748