Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi quyền lực đều thuộc Nhân dân và được thực thi thông qua hệ thống chính trị, đặt dưới sự kiểm soát của Nhân dân nhằm bảo đảm quyền lực đó hoàn toàn phục vụ lợi ích của Nhân dân. Từ nhận thức việc kiểm soát quyền lực trước hết là để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) từ sớm, từ xa, từ cơ sở, trong năm qua Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác PCTNTC; ban hành các Kế hoạch để chỉ đạo tăng cường kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ; trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo các quy định của Bộ Chính trị.
Tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; chỉ đạo quyết liệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 (khoá XIII), Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 26/01/2022 thực hiện Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 15/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chỉ đạo công tác kiện toàn nhân sự, điều động, phân công, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu, bảo đảm đúng các quy định của Trung ương; gắn kết chặt chẽ công tác nhân sự cấp ủy với phương án sắp xếp, bố trí, phân công hợp lý, khoa học, “đúng người, đúng việc”, gắn với kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị.
Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướng đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm (Chương trình số 20-CTr/TU ngày 06/12/2022) với tổng số 25 cuộc (13 cuộc kiểm tra, 12 cuộc giám sát); cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 21 tổ chức đảng (khiển trách 13, cảnh cáo 08), 323 đảng viên, trong đó có 68 cấp ủy viên, chiếm 21,1% tổng số đảng viên bị kỷ luật; Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 76 đảng viên, trong đó có 15 cấp ủy viên, chiếm 21,1% tổng số đảng viên bị kỷ luật. Thanh tra tỉnh và Thanh tra cấp huyện đã triển khai 170 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội (tăng 35 cuộc so với cùng kỳ); qua công tác thanh tra, kiểm tra kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 17.161 triệu đồng
Chú trọng chỉ đạo công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cải cách tư pháp; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện và xử lý nghiêm minh; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhất là tự kiểm tra, tự giám sát để chấn chỉnh ngay những vi phạm từ khi mới phát sinh từ xa, từ sớm, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm, sai phạm lớn. Chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng và triển khai chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo (Chương trình số 01-CTr/BCĐ ngày 28/02/2023) và các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo có có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; duy trì nền nếp, thường xuyên theo quy định các cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo và phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ban hành Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 01/6/2023 của Tỉnh ủy “thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu chính quyền và các cơ quan quản lý các cấp; nâng cao năng lực quản trị xã hội, quản lý nhà nước và xử lý tình huống của các ngành, các cấp, nhất là cấp cơ sở.
Chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường; giám sát, phản biện góp ý xây dựng Đảng, chính quyền... Ban hành Kế hoạch số 248-KH/TU ngày 10/01/2023 của Tỉnh ủy “triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”; chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2023.
Có thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” lại được nhắc nhiều và được sự quan tâm sâu sắc của Nhân dân như thời gian qua. Với những thành tựu to lớn mà tỉnh ta đã đạt được càng khẳng định niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước là sức mạnh, động lực to lớn để cán bộ, đảng viên, công chức tỉnh Quảng Ninh vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện lời hứa trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, xây dựng tỉnh Quảng Ninh xứng đáng là một “đất nước Việt Nam thu nhỏ” nơi vùng phên dậu Đông Bắc của Tổ quốc.