
Niềm vui của gia đình bà Chíu Thị Bình (thôn Đồng Rằm, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ) trong căn nhà mới.
Niềm vui ở xã “trắng” hộ nghèo
Những ngày cận Tết Nguyên đán, về xã Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ), chúng tôi có thể cảm nhận không khí vui tươi, phấn khởi ở nơi này, bởi năm nay, 100% hộ dân trong xã đã thoát nghèo. Đây là điều mà nhiều người dân từng không dám nghĩ tới.
Gia đình bà Chíu Thị Bình (thôn Đồng Rằm) là một trong những hộ thoát nghèo cuối cùng của xã. Những ngày cuối năm, bà cùng gia đình đang hoàn thiện công đoạn cuối cùng để chuẩn bị vào ở căn nhà mới rộng hơn 80m2, được lợp mái ngói đỏ tươi, khang trang, hiện đại. “Tết này, gia đình tôi không phải ở nhà tạm, không phải buộc bạt quanh nhà khi trời rét nữa. Cả đời chỉ mong có cái nhà ở kiên cố, tránh mưa, tránh rét. Giờ có nhà mới rồi, cuộc sống sẽ khác trước rất nhiều. Tết này sẽ ấm hơn, năm mới sẽ chăm chỉ làm việc hơn để có tiền tiết kiệm chăm lo sức khỏe cho cả gia đình” - Niềm vui của bà Bình trong đợt lạnh sâu của mùa đông này được hữu hình giản dị như vậy. Cùng với ngôi nhà mới, gia đình bà Bình đã sắm sửa thêm những đồ đạc tiện dụng như tủ lạnh, bếp gas và cả khu nhà vệ sinh tự hoại. Đó là mong ước đã thành sự thật của người phụ nữ miền núi, sống quá nửa đời người trong nghèo khó.
Thoát nghèo từ cuối năm 2019, gia đình anh Chu Văn Thắng (thôn Hồng Tiến) năm nay cũng đón một cái Tết sung túc hơn mọi năm, khi ngôi nhà mới hơn 1 tuổi của gia đình sẽ được đón thêm những "người bạn" mới, là bộ bàn ghế gỗ, chiếc ti vi màn hình phẳng. Anh Thắng còn phấn khởi khoe, nhờ chịu khó làm lụng, vừa trồng rừng, vừa làm thuê, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên giờ đây gia đình anh không còn cảnh phải lo ăn từng ngày, bọn trẻ được đến trường đầy đủ, được ăn no mặc ấm. Hơn thế, gia đình còn có 1 sổ tiết kiệm với số tiền nho nhỏ.

Cán bộ xã Đạp Thanh (bên phải) trao đổi với gia đình anh Chu Văn Thắng (thôn Hồng Tiến, xã Đạp Thanh) về công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Gia đình thay đổi, thôn xã cũng thay đổi. Thôn Hồng Tiến và thôn Đồng Rằm, nơi anh Thắng và bà Bình sống cách đây vài năm vẫn là thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) về cả kinh tế lẫn điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng. Thế nhưng, giờ đi quanh thôn đâu đâu cũng bắt gặp cảnh xây dựng nhà cửa hối hả. Những căn nhà lụp xụp, xây bằng tường xỉ, tường đất, đã dần được thay bằng những ngôi nhà tầng, mái bằng kiên cố, được sơn rực rỡ sắc màu, nằm dọc theo con đường liên thôn, liên xóm trải bê tông. Ở đây cũng ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, gương làm kinh tế giỏi. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
Chị Trần Thị Đoàn, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đồng Tiến, cho biết: Đời sống của bà con trong thôn bây giờ khấm khá hơn trước rất nhiều. Không chỉ xây nhà rộng rãi, kiên cố, mà người dân cũng sắm sửa đầy đủ đồ dùng tiện nghi để phục vụ cho cuộc sống gia đình. Về sinh kế, nhận thức của bà con cũng thay đổi nhiều, trước đây trồng rừng chủ yếu là cây keo, chỉ khoảng 4-5 năm là khai thác, nhưng giờ đã trồng lâu năm hơn, từ 7-8 năm, để cho giá trị kinh tế cao hơn. Một số hộ gia đình còn chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn để có lợi nhuận kinh tế tốt hơn nữa.

Đời sống người dân thôn Hồng Tiến, xã Đạp Thanh đã khấm khá hơn trước rất nhiều.
Thu nhập được nâng lên, nhận thức người dân thay đổi, đó chính là động lực đưa Đạp Thanh từng là xã có xuất phát điểm trong phát triển KT-XH rất thấp, đời sống người dân nhiều khó khăn, thiếu thốn đã “xóa trắng” hộ nghèo. Năm 2020, xã Đạp Thanh giảm 8/8 hộ nghèo, vượt 50% kế hoạch đề ra; thu ngân sách đạt 150% kế hoạch huyện giao; trồng rừng đạt 100% so với kế hoạch; tổng sản lượng lương thực tăng 123,5% so với năm 2019; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm. Trong năm, toàn xã có gần 40 căn nhà được sửa chữa, xây mới, với giá trị gần 20 tỷ đồng...
Cùng với Đạp Thanh, 2 xã: Lương Mông, Minh Cầm cũng không còn hộ nghèo. Và x