Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn với gần 57.000ha, chiếm trên 93% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong năm 2020, toàn huyện trồng được hơn 3.800ha rừng, đạt 128,5% kế hoạch; trong đó diện tích rừng trồng gỗ lớn đạt 813ha. Năm 2021, huyện đặt ra chỉ tiêu trồng rừng đạt 3.000ha, trong đó có 650ha cây gỗ lớn và 84ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, sự chủ động, nỗ lực của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, trong những năm qua chúng tôi đã tập trung ưu tiên, khuyến khích người dân trên địa bàn xã Lương Mông trồng cây gỗ lớn kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng có chu kỳ kinh doanh dài như cây lát, lim, quế và các loại cây bản địa, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân và bảo vệ được rừng. Đồng thời, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người về lợi ích của việc trồng rừng. Chính vì vậy, từ chỗ người dân chỉ trồng rừng ngắn vụ theo phương thức chỉ chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước thì đến nay hầu hết các gia đình đều đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, góp phần vào sự phát triển kinh tế lâm nghiệp chung của huyện Ba Chẽ.
Ông Vi Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Lương Mông.
Ông Lý Quang Cường - Thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn.
Người dân chúng tôi gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình trong thôn trong thôn chủ yếu trồng cây keo, nhưng tôi thấy trồng cây gỗ lớn có giá trị cao hơn, nhất là những diện tích rừng ở xa đường giao thông. Vì vậy gia đình tôi cũng đã giành một phần diện tích rừng của gia đình để trồng cây gỗ lớn. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng tôi rất chú trọng đến mùa vụ để trồng rừng, vì nếu trồng đúng vụ rất thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc. Hiện nay, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn hiện trường để đầu tháng 3 tới này sẽ tiến hành trồng keo. Đối với người dân Ba Chẽ chúng tôi thì trồng rừng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho chúng tôi.
Qua nhiều năm trồng rừng, tôi thấy các loài cây như keo, sa mộc, quế, thông…rất phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của huyện Ba Chẽ. Minh chứng là cây trồng phát triển rất tốt nên người dân chúng tôi chủ động đầu tư trồng rừng. Như gia đình tôi hiện tại trồng trên 15 ha, chủ yếu là keo và sa mộc. Gia đình tôi đã chuyển 5ha rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn với 2 loại cây là quế, sa mộc. Đến nay diện tích rừng của gia đình phát triển rất tốt. Theo tìm hiểu của tôi thì hiện nay, việc trồng gỗ lớn cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng gỗ nhỏ thông thường. Cây gỗ lớn trồng từ 8-12 năm cho lãi trên 500 triệu đồng/ha tùy vào chất đất của từng vùng. Bên cạnh đó tôi thấy rằng việc trồng cây gây rừng không chỉ có lợi cho người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng độ che phủ rừng của huyện nên người dân chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực trồng rừng để làm giàu cho gia đình và quê hương.
Anh Triệu Kim Phượng - Thôn Tàu Tiên, xã Đồn Đạc.
Ông Nguyễn Xuân Tĩnh - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển rừng bền vững xã Thanh Sơn.
Thực hiện Đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn huyện. Công ty đã tự nhân giống và trồng được trên 3 ha, với giống cây chủ lực là cây Dổi vì loại cây này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và phát triển rất tốt, hơn gấp nhiều lần so với rừng trồng của nhiều người dân địa phương đang làm. Ngoài cây gỗ lớn, Công ty chúng tôi quan tâm đến trồng dược liệu dưới tán rừng, chúng tôi tận dụng và khai thác độ che phủ của rừng Dổi để xen canh trà hoa vàng và ba kích tím. Vì đây 2 sản phẩm hàng đầu và là đặc sản của huyện là cơ hội cho thu nhập cao.
Công ty chúng tôi rất mong huyện tiếp tục quan tâm đến các doanh nghiệp để chúng tôi có thêm điều kiện thực hiện việc trồng rừng trên diện tích hiện có./.
Thuỳ Loan/Trung tâm TT&VH Ba Chẽ
Lịch công tác trống