Các đồng chí lãnh đạo huyện, đại biểu thực hiện nghi thức trang trọng với Lễ rước nước; nước được lấy từ khu vực Đảo Nu Tôn Chuông trên sông Ba Chẽ về để thực hiện Lễ Mộc Dục (tức Lễ tắm tượng).
Miếu Bà là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn (tức bà chúa của rừng xanh), theo truyền thuyết Mẫu là con gái của Sơn Tinh (tức tản viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (con gái vua Hùng thứ 18).
Về dự lễ hội có các đồng chí: Vũ Thành Long - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Bùi Văn Lưu - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Đỗ Mạnh Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Đại đức Thích Giác Đạt - Trưởng Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Ba Chẽ; các đồng chí Thường trực Huyện ủy - HĐND - UBND - MTTQ huyện; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, UV Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể xã Nam Sơn cùng đông đảo nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ và du khách thập phương.
Các đồng chí Lãnh đạo huyện tặng hoa chúc mừng lễ hội.
Đồng chí Phạm Văn Đăng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn gióng trống khai mạc Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024.
Nhiều tiết mục văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, mang đậm đà bản sắc văn hóa, đặc trưng riêng có của địa phương được biểu diễn.
Di tích lịch sử Quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà thuộc xã Nam Sơn, cách cầu Ba Chẽ khoảng 1km nằm đối diện hai bên bờ sông Ba Chẽ, soi bóng xuống dòng nước trong xanh, sơn thuỷ hữu tình. Miếu Ông - Miếu Bà có tên cổ là Tam Trĩ linh từ, thờ Đức thánh phù Trần, tả tướng quân Lê Bá Đức. Ông có công phò 2 vua Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn xuôi dòng Ba Chẽ tạm lánh thời điểm năm 1285, để sau đó tính kế chống giặc Nguyên Mông dài lâu, giữ nguyên bờ cõi.
Lễ rước bài vị thần Tam Trĩ, các vị thần và Lễ dâng hương của nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ và du khách thập phương, bày tỏ lòng thành kính đối với bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và dạy nhân dân cách làm ăn, sinh sống.
Miếu Ông ngoài thờ đức thánh phù Trần, tả tướng quân Lê Bá Đức còn phối thờ đức vua Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông. Miếu Bà thờ mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa của rừng xanh.
Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà được tổ chức vào ngày 1/3 âm lịch hàng năm mang nhiều nét đặc sắc, riêng có, độc đáo với nghi lễ tâm linh quan trọng và nhiều hoạt động vui chơi sôi động. Đây là địa chỉ tín ngưỡng tâm linh, linh thiêng của nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Ba Chẽ và du khách gần xa.
Các đại biểu và nhân dân thực hiện nghi lễ thả cá phóng sinh với hơn 1.000 con cá giống các loại được thả xuống dòng sông Ba Chẽ, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, bảo vệ nguồn nước, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ dòng sông Ba Chẽ trong xanh, tươi đẹp.
Khẳng định mục đích và ý nghĩa của Lễ hội, đồng chí Phạm Văn Đăng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Đây là Lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến huyện Ba Chẽ và cụ thể hóa Nghị quyết số 17-NQ/TU của tỉnh về “Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh và bền vững” nên chúng tôi đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện, để tổ chức thành công Lễ hội; qua đó nhằm tiếp tục tôn vinh công lao to lớn của những người có công đánh giặc giữ nước và giúp dân làm ăn xây dựng cuộc sống ấm no; phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; cầu cho quốc thái, dân an; kinh tế phát triển, mùa màng tươi tốt, bội thu, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Những chàng trai, cô gái đến từ các thôn của xã Nam Sơn tranh tài tại môn thi chèo thuyền. Đây là môn thi thể hiện sự mạnh mẽ, dẻo dai, khéo léo trong hoạt động chèo thuyền, không chỉ là sự hào hứng của một hoạt động thể thao mà còn khẳng định tinh thần cần cù, chịu khó lao động sản xuất của người dân sống ở vùng sông nước xã Nam Sơn nói riêng, huyện Ba Chẽ nói chung.
Tại phần Lễ, các đại biểu nhân dân và du khách thập phương được chứng kiến các nghi thức trang trọng với Lễ rước nước. Nước được lấy từ khu vực đảo Nu Tôn Chuông trên sông Ba Chẽ về để thực hiện Lễ Mộc Dục (tức Lễ tắm tượng). Tiếp đến là nghi Lễ rước bài vị thần Tam Trĩ, các vị thần và lễ dâng hương của nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ và du khách thập phương, bày tỏ lòng thành kính đối với bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và dạy nhân dân cách làm ăn, sinh sống.
Cũng trong phần lễ; các đại biểu và nhân dân đã thực hiện nghi lễ phóng sinh, thả hơn 500 con cá vược giống xuống dòng sông Ba Chẽ, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, bảo vệ nguồn nước, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ dòng sông Ba Chẽ trong xanh, tươi đẹp.
Trong đêm khai hội, các đại biểu và du khách được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, vùng đất Ba Chẽ, mang đậm đà bản sắc văn hóa, đặc trưng riêng có của địa phương do các diễn viên và các hạt nhân văn nghệ của địa phương biểu diễn.
Đặc biệt trong phần hội năm nay, Ban Tổ chức đã đưa nhiều nội dung thi đấu như: chèo thuyền, kéo co, đẩy gậy và nhiều môn thể thao dân tộc khác vào lễ hội, nhằm thu hút sự tham gia, hưởng ứng tích cực, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân trong tham gia các nội dung của Lễ hội; tạo sự thi đua, gắn kết trong đời sống lao động, sản xuất. Môn thi được nhiều người mong đợi nhất trong lễ hội đó là môn thi chèo thuyền của những chàng trai, cô gái trẻ khỏe đến từ 09 thôn của xã Nam Sơn. Đây là môn thi thể hiện sự mạnh mẽ, dẻo dai, khéo léo trong hoạt động, không chỉ là sự hào hứng của một hoạt động thể thao mà còn khẳng định tinh thần cần cù, chịu khó lao động sản xuất của người dân sống ở vùng sông nước xã Nam Sơn nói riêng, huyện Ba Chẽ nói chung.
Sôi nỏi nội dung trình diễn gói bánh chưng gù của dân tộc Dao Thanh Y.
Một trong những nét văn hóa đặc sắc trong Lễ hội lần này là nội dung trình diễn gói bánh chưng gù của dân tộc Dao Thanh Y, xã Nam Sơn. Những nguyên liệu để gói bánh như lá dong, gạo nếp… được bà con nhân dân tự trồng và sản xuất ra, qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị đã trở thành những sản vật đặc trưng của đồng bào dân tộc, khẳng định được sự đảm đang, khéo léo và tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Dao. Bánh chưng gù, bánh sừng trâu của người Dao có vị đậm đà, ngọt thơm của gạo nếp nương, của đỗ xanh và ngậy bùi của thịt lợn, như quyện sánh bởi sự giao hòa của đất, trời.
Về với lễ hội, các đại biểu và du khách gần xa còn được chứng kiến và hòa mình vào các trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh trống, đi guốc mộc, đi kà kheo, nhảy sạp… nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi; tạo động lực thi đua, thúc đẩy lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa trong quần chúng nhân dân.
Nội dung thi đấu môn đẩy gậy thu hút nhiều vận động viên nam, nữ của các thôn trên địa bàn xã tham gia tranh tài.
Bà Hà Thị Hợi - Du khách đến từ huyện Vân Đồn cho biết: Được biết Miếu Ông - Miếu Bà là khu di tích lịch sử Quốc gia của huyện Ba Chẽ rất linh thiêng, nên chúng tôi về đây để tham quan, chiêm bái. Về với Lễ hội tôi cảm nhận được không khí rất nhộn nhịp, đặc biệt là các nghi lễ được tổ chức rất trang trọng; các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tạo khí thế phấn khởi cho nhân dân và du khách thập phương.
Hào hứng với trò chơi bịt mắt bắt vịt.
Chị Lý Thị Trang - thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn vui vẻ cho biết: Hiện nay Miếu Ông - Miếu Bà đã được đầu tư rất khang trang, xứng tầm là khu di tích lịch sử Quốc gia. Hàng năm huyện và xã đều đặc biệt quan tâm tổ chức rất trang trọng tạo niềm vui, phấn khởi để nhân dân chúng tôi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Là người con của Nam Sơn, tôi rất tự hào và cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và tham gia xây dựng, phát huy hiệu quả hơn nữa khu di tích, thu hút đông đảo du khách trên mọi miền tổ quốc về tham quan, chiêm bái.
Môn kéo co thể hiện sức mạnh của tập thể trong thi đấu.
Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024 khép lại với nhiều niềm vui, bao cảm xúc lắng đọng tình cảm của mỗi người dân và du khách. Một lần nữa khẳng định, Lễ hội Miếu Ông- Miếu Bà là hoạt động văn hóa quan trọng; góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong huyện và du khách gần xa; tưởng nhớ tới những người đã có công đánh giặc giữ nước, đem lại cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân. Đây cũng là hoạt động thiết thực cụ thể các nội dung Nghị quyết số 17-NQ/TU của tỉnh về “Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh và bền vững” và chủ đề công tác năm 2024 “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh; đồng thời tiếp tục quảng bá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm, du lịch tâm linh của huyện miền núi Ba Chẽ./.