Cơ sở hạ tầng huyện Cô Tô

13/07/2018 10:18

Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, Cô Tô có những thuận lợi mới rất căn bản: Trước hết, đó là việc Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo cơ chế chính sách thuận lợi để Cô Tô thu hút, phát huy các nguồn vốn đầu tư. Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 457/QĐ-BKHĐT ngày 5-4-2011, về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Đây là bản Quy hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cả vùng biển đảo Cô Tô[1]. Cùng vói sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 31-12-2010 về quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội vùng biển đảo và ven biến của tỉnh, trong đó Cô Tô là một điểm nhấn, tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển.

Sau 24 năm thành lập huyện, công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cô Tô đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào tạo, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất và an sinh xã hội... đã có góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của huyện, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện tập trung cao độ nhằm tạo ra bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

Để có cơ sở đầu tư xây dựng hạ tầng một cách khoa học, tổng thể, đồng thời hoạch định đường hướng phát triển của các ngành, các khu vực, Huyện ủy Cô Tô xác định công tác quy hoạch phải được quan tâm đi trước một bước. Bám sát Nghị quyết số 06-NQ/TV ngày 20-3-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về " Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh", Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 21- KH/HU ngày 03-4-2012, thành lập Ban chỉ đạo về công tác lập quy hoạch chiến lược do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; thành lập 14 tổ công tác do các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo một số ban Đảng, các đoàn thể, phòng, ban của ủy ban nhân dân làm tổ trưởng để tiến hành rà soát các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến 2020, Quy hoạch phát triển ngành thủy sản gắn với bảo tồn biển,... trên cơ sở đó xây dựng các quy hoạch chi tiết của huyện.

Nhờ tầm nhìn xa, đúng hướng, chỉ đạo khoa học, quyết liệt của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng từ huyện đến cơ sở, công tác quy hoạch đạt kết quả tốt. Hoàn thành Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trân Cô Tô tỷ lệ 1/2000, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành du lịch, quy hoạch xử lý chất thải bảo vệ môi trường, quy hoạch sử dụng đất xây dựng khu vực phòng thủ huyện, quy hoạch kinh tế - xã hội đảo Trần gắn với quốc phòng - an ninh... Năm 2013, hầu hết các quy hoạch chiến lược của huyện đã được phê duyệt. Các bản quy hoạch là kết tinh những tư tưởng có tính chiến lược của lãnh đạo huyện, trong đó có ý tưởng đã nung nâu, ấp ủ nhiều năm; kế thừa những thành quả của các thế hệ đi trước và kết hợp những thành quả ấy với tổng thể mô hình phát triển của đất nước và của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Các bản quy hoạch này vừa có giá trị kinh tế - kỹ thuật, vừa có giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc, đồng thời xuất phát từ đặc thù của huyện đảo tiền tiêu, còn có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Bám sát theo quy hoạch, để thúc đẩy tiến độ các công trình, Huyện ủy kiện toàn Ban chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư của huyện, nhanh chóng chi trả tiền đền bù cho các hộ dân đối với các dự án đã được phê duyệt phương án và cấp nguồn kinh phí, tổ chức 4 cuộc đối thoại trực tiếp với người dân để nắm bắt và kịp thời giải quyết các đề nghị chính đáng của nhân dân; rà soát, điều chinh tổng mặt bằng, điều chỉnh tuyến, điều chỉnh tổng giá trị bồi thường đối với một số dự án công trình do vướng mắc kéo dài về giải phóng mặt bằng.

Với các chủ trưong biện pháp đúng đắn, thấu tình đạt lý, lại được sự đồng thuận trong nhân dân, Cô Tô đã nhanh chóng giải phóng mặt bằng đối với 16 hộ tại dự án hồ chứa nước Trường Xuân, 09 hộ thuộc dự án Nhà văn hóa trung tâm, 38 hộ thuộc dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ, trường Trung học phổ thông, Trung tâm Văn hóa - Thể thao thuộc 2 xã Đồng Tiên, Thanh Lân, trường Trung học co sở Đồng Tiến. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong năm 2013, đã vận động 100% hộ nhân dân hiến đất tại khu vực đường điện đi qua để thực hiện dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo; vận động 37 hộ dân hiến đất, các doanh nghiệp ủng hộ vật liệu và tiến hành thi công đường bao biển khu dân cư trung tâm huyện, tiết kiệm cho ngân sách 21 tỷ đồng[2]; vận động hơn 100 hộ gia đình hiến đất làm đường xuyên đảo giai đoạn 1...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các câp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các ban ngành, công tác xây dựng kết cấu hạ tầng các năm 2010-2014 đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong chỉ đạo phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện đồng thời quan tâm hệ thống giao thông trên đảo và hệ thống giao thông nối đảo với đất liền. Với nhiều cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của tinh và của Trung uơng, tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư của doanh nghiệp, tăng cường đầu tư từ ngân sách huyện và sự tham gia của nhân dân, Cô Tô đã nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường xuyên đảo, đường nhánh trên đảo, cơ bản bê tông hóa và nhựa hóa hệ thống đường giao thông chính trên toàn địa bàn, kể cả mạng lưới đường giao thông ngõ xóm. Hệ thống giao thông thủy tiếp tục được hiện đại hóa và tăng số đầu phương tiện. Những tàu cao tốc chât lượng cao vận tải hành khách đã rút ngắn khoảng cách giữa đảo với đất liền từ 3 đến 4 giờ di chuyển xuống còn từ 45 phút đến 70 phút. Đã có 26 phương tiện vận tải khách tầu cao tốc được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe, nhìn hiện đại và trang thiết bị an toàn đường biển đảm bảo giao thông thông suốt. Lưu lượng hành khách qua cảng ngày càng tăng từ 350.000 - 400.000 lượt người/năm. Huyện chuẩn bị tốt các điều kiện để đề nghị đầu tư xây dựng một sân bay trực thăng tại trung tâm đảo Cô Tô.

Đối với hệ thống cung cấp điện: khi chưa có điện lưới quốc gia, Cô Tô tập trung đầu tư, củng cố hệ thống phát điện diezen của huyện, ban hành cơ chế hỗ trợ tiền dầu đối với các trạm phát điện diezen tại các thôn, khu trên địa bàn. Đầu năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo tiến hành nâng cấp hệ thống điện diezen khu vực trung tâm huyện và 2 xã Đổng Tiến, Thanh Lân để phát điện 23/24 giờ trên ngày, thay cho việc phát điện từ 6 đến 12 tiếng như trước. Điện chiếu sáng khu vực trung tâm huyện được thay thế bằng hệ thống pin năng lượng mặt trời, từng bước triển khai đến khu vực nông thôn, tất cả các đường làng, ngõ xóm. Tiếp đó, được sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh, dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô, với tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng đã được "thần tốc" triển khai với một quyết tâm rất cao, đạt kỷ lục cả về thời gian, tiến độ và chất lượng. Sau gần 1 năm thi công, ngày 16-10-2013 nhân dân Cô Tô đã chính thức được đón nhận dòng điện lưới quốc gia, đây là một dấu mốc lịch sử đối với Cô Tô. Dự án hoàn thành có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo Cô Tô, đổng thời còn có ý nghĩa về mặt chính trị, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Đưa lưới điện quốc gia ra đảo Cô Tô là khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển mạnh mẽ của huyện đảo. Sự kiện này càng khẳng định rõ hơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, của tinh Quảng Ninh đối với Cô Tô, đổng thời cũng khẳng định niềm tin đối với Đảng bộ, quân và dân Cô Tô trong việc phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mình khi được hòa điện lưới quốc gia. Có điện, không chỉ nâng cao đời sống kinh tế, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh giữ vững chủ quyền biển đảo. Nhờ có điện mà nhân dân đã thực sự yên tâm bám biển, bám đảo, bỏ vốn tích lũy và vay thêm tiền từ ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Hàng trăm tỷ đồng đã được nhân dân đầu tư xây nhà nghỉ, nhà hàng, nhà ở kết hợp đón khách du lịch.

Nhiều ngành nghề mới cũng đã xuất hiện ở Cô Tô như: cơ khí, chế biến hải sản đông lạnh. Đa số các gia đình đã đầu tư, sắm thêm các trang thiết bị điện phục vụ cho sinh hoạt như điều hòa, tủ lạnh, ti vi, quạt điện...

Đối với hệ thống hạ tầng thủy lợi, nước sạch: Huyện tập trung đầu tư các công trình hổ chứa nước, đặc biệt là rút ngắn thời gian thi công từ 02 năm xuống còn 01 năm đối với công trình hồ chứa nước Trường Xuân có dung tích chứa 170.000 m3 nước, tổng kinh phí đầu tư 71 tỷ đồng. Tháng 9-2013, hồ chứa nước Trường Xuân hoàn thành, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt cả vào những tháng cao điểm trong mùa khô. Ngoài ra, Cô Tô tăng cường xây dựng thêm một số hồ chứa nước trên xã Thanh Lân. Hệ thống kênh mương thủy lợi, hồ chứa nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt đã được đầu tư đưa vào hoạt động như: Hổ Chiến Thắng (Thanh Lân), hồ Bà Gừng, ông Toẻ (Đồng Tiến). Trạm cấp nước tại thị trân Cô Tô được tiến hành xây dựng với công suất 500 - 600 m3/ngày - đêm, tiến tới nâng công suất lên 1000 -1200 m3/ngày - đêm.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, các công trình trên biển, ven biển được quy hoạch chú trọng đầu tư như hệ thống tuyến đường cơ động ven biển, đê biển Trường Xuân, kè bảo vệ bờ và dân cư tại các xã, thị trấn, bên cập tầu... Đặc biệt, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc bộ được tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Công trình đê chắn sóng trị giá hàng trăm tỷ đồng là hạng mục lớn nhất trong toàn bộ Dự án Vũng neo đậu tàu thuyền kết hợp Khu dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ . Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, các công trình của Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp tục được xây dựng, để cung câp dầu máy, nước đá, nước ngọt, ngư cụ cho ngư dân đánh bắt thủy sản.

Sau khi thị trân Cô Tô đã được công nhận là đô thị loại V và hoàn thành quy hoạch tỷ lệ 1/2000, cơ sở hạ tầng đô thị của thị trấn cũng nhanh chóng được đầu tư xây dựng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, điện, nước, tôn tạo mở rộng khu di tích Bác Hồ,...Bộ mặt đô thị của huyện ngày càng khang trang.

Trong quá trình thực hiện, cùng một lúc triển khai đồng thời nhiều dự án, khối lượng công việc lớn, trong hoàn cảnh đội ngũ cán bộ thiếu, phương tiện cơ sở vật chất nghèo nàn, Cô Tô đã nỗ lực trong việc hoàn tất thủ tục, tăng cường quản lý, giám sát; vừa tăng tiến độ giải ngân, thúc đẩy tiến độ xây dựng, vừa bảo đảm chất lượng nhằm nhanh chóng đưa các công trình vào sử dụng hiệu quả. Từ thực tế quản lý các công trình, đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ V, duới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy và nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều công trình xây dựng hạ tầng trên đảo Cô Tô hoàn thành nhanh về tiến độ và đạt chất luợng cao. Đây thực sự là những công trình "thế kỷ", tạo nên diện mạo mới và sức sống mói đưa Cô Tô đến gần hơn với đất liền, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đòi sống vật chât, tinh thần của nhân dân.

 

[1] Quyết định nêu rõ: Ưu tiên bố trí nguồn vốn của Chương trình Biển Đông - Hải đảo, nguồn vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác cho vùng biển đảo Cô Tô; áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng biển đảo Cô Tô các chính sách ưu đãi nhất cho các đảo và các khu kinh tế ở Việt Nam, kể cả chính sách đối với các khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại vùng biển đảo Cô Tô thuộc đối tượng được hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi của Nhà nước được ưu tiên bố trí vốn để thực hiện dự án. Các tổ chức tín dụng được khuyến khích mở chi nhánh tại Cô Tô. Miễn tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Cô Tô. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến các khu du lịch, khu chức năng tại Cô Tô; hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bàng, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải trên vùng biển đảo Cô Tô.

[2] Báo cáo Tổng kết công tác năm 2013, ngày 24-12-2013, fr.ll.


Tìm kiếm theo chuyên mục - nội dung - ngày tháng

Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 2958
Đã truy cập: 5724039