Tiêu đề Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ do mất, rách, hỏng
Cơ quan UBND tỉnh Quảng Ninh
Lĩnh vực văn bản Y tế dự phòng
Nội dung

* Trình tự thực hiện:

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến qua mạng tại địa chỉ: http://dichvucong.quangninh.gov.vn.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

* Đối với TH cấp lại GPHĐ của cơ sở khám chữa bệnh:

+ Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 18, Thông tư 41/2011/TT-BYT;

+ Bản gốc giấy phép bị hư hỏng (nếu có).

* Đối với TH cấp lại GPHĐ của trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ:

           + Đơn đề nghị cấp lại GPHĐ của trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ Thông tư số 17/2014/TT - BYT.

+ Bản gốc giấy phép bị hư hỏng (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Y tế

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế Quảng Ninh

- Cơ quan phối hợp: Không

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động của điểm, trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

* Phí, lệ phí:

- Phí:  1.500.000 đ;       

- Lệ phí: 350.000 đ.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phụ lục 02 Thông tư số 17/2014/TT-BYT: Đơn đề nghị cấp lại GPHĐ của trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ.

- Phụ lục 03 Thông tư số 17/2014/TT-BYT: Mẫu biên bản thẩm định gửi Sở Y tế.

- Phụ lục 04 Thông tư số 17/2014/TT-BYT: Mẫu Giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ.

- Phụ lục 18: Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động do bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị thu hồi -Thông tư số 41/2011/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế.

* Yêu cầu, điều kiện TTHC:

1. Điều kiện hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

1. Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu là 10 m2;

b) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu;

d) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;

đ) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;

e) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

2. Trang thiết bị sơ cấp cứu:

a) Bộ nẹp cố định gãy xương;

b) Bông, băng, băng ga rô, gạc, cồn sát trùng;

c) Túi cứu thương;

d) Tủ đựng dụng cụ sơ cấp cứu;

đ) Cáng cứu thương;

e) Xe cứu thương (nếu có).

3. Nhân lực: Có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm.

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

5. Địa điểm đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:

Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

2. Điều kiện hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

1. Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu 6 m2;

b) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;

c) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;

d) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

2. Trang, thiết bị sơ cấp cứu:

a) Bộ nẹp cố định gãy xương;

b) Bông, băng, băng ga rô, cồn sát trùng, gạc;

c) Túi cứu thương;

d) Cáng cứu thương.

3. Nhân lực: Có tối thiểu 02 tình nguyện viên cấp I làm việc tại điểm.

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có tình nguyện viên cấp II thì được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

5. Địa điểm đặt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:

Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm phù hợp, có thể đặt tại nhà dân, tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện nhanh chóng các hoạt động sơ cấp cứu.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

- Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ;

- Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

- Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

- Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 02/06/2014 về việc cấp chứng chỉ hànhg nghề vớ người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khá chữa bệnh.


Tệp tin đính kèm

PHỤ LỤC 18.docx




Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 3212
Đã truy cập: 7581576