Xuất phát từ thành phố Hạ Long (tỉnh lỵ Quảng Ninh) theo quốc lộ 18 về hướng Đông, đến Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà khoảng 125km, đi tiếp khoảng 1km đến Bưu Điện cũ, rẽ phải theo đường đi cảng Đầm Buôn khoảng gần l km là đến. Tại khu vực này có: đình Đầm Hà, miếu Quan Lớn, phế tích miếu Quốc Mẫu và chùa Đầm Hà, đều nằm ở bên trái đường, nay thuộc phố Hà Quang Vóc, thị trấn Đầm Hà. Từ đây, đi tiếp khoảng 2km nữa đến'gần cổng Trạm RaDa 28 thuộc Trung đoàn 295, rẽ trái khoảng hơn 300m đến khu vực Rừng Hè, tại đây có một ngôi miếu thờ Thành hoàng làng (Không Lộ, Giác Hải). Đi tiếp khoảng 200m men theo đầm nuôi trồng thuỷ sản là đến khu vực đóng thuyền, tại đây có một ngôi miếu thờ Thành hoàng làng Quý Minh Cửa Hà Đại Vương. Hai ngôi miếu này thuộc thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Đình Đầm Hà.
Quá trình hình thành và tồn tại của đình Đầm Hà qua các thời kỳ.
Theo tư liệu Hán Nôm và nhân dân ở đây truyền kể lại: Đình Đầm Hà khởi đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII ở khu vực chợ Đầm Hà cũ, cách nền đình hiện nay gần l km về hướng Đông, nay là nghĩa trang liệt sỹ của huyện Đầm Hà (khu vực Ruộng Sâu). Thời kỳ đó đình được xây đơn giản. Kiến trúc gồm 5 gian tiền đưòng và 3 gian hậu cung. Đình không xây tường xung quanh mà để trống, mái lọp bằng cỏ tranh là loại vật liệu chính để lợp mái nhà của nhân dân ở đây. Hệ thống vì kèo, cột gỗ được kê trên các tảng đá. Giữa các cột có các cây xà hạ, xà trung, xà thượng liên kết lại với nhau, có tác dụng chằng giữ, tạo thêm độ chắc chắn cho bộ khung của đình. Trên các câu đầu, vì kèo không chạm khắc gì mà chỉ bào trơn, đóng bén. Sàn đình được lát bằng gỗ ván xẻ, theo các cấp, mỗi cấp chênh nhau khoảng 25-30cm, đây là nơi dùng để phân biệt chỗ ngồi của các vị chức sắc trong làng. Theo cách gọi của nhân dân địa phương thì đình xây theo kiểu này gọi là đình “cổng trâu”.
Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, đình bị quân Tàu Ô đốt phá cùng với chùa Đầm Hà. Một thời gian sau, dân làng Đầm Hà đã dựng lại ngôi đình mới ở vị trí ngày nay. Đình mới cũng được dựng bằng gỗ, giống như đình trước kia. Những tảng đá kê chân cột ở đình cũ được chuyển về kê chân cột ở đình mới.
Theo các sắc phong, thư tịch cổ Hán Nôm và theo các bài văn tể mà dân làng Đầm Hà còn lưu giữ được thì đình Đầm Hà thờ: Xung tuệ trừng tĩnh, viên tĩnh túc, dực bảo trung hưng Không Lộ, Giác Hải chi thần; Đoan tiết, dực bảo trung hưng Thành hoàng Qúy Minh chi thần: Dực bảo trung hưng linh phù Thái Lệ linh ứng chi thần; Hàm hoằng quang đại, trí đức bác bạc, hiển hoá trang vi, dực Bảo trung hưng Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ Vị thượng đẳng thần; Đại vương Nuôi hoàng Nuôi di; Đại vương Cầm quân cầm quốc cầm lôi quân.
Không Lộ và Giác Hải là hai vị Thiền sư thời Lý, rất tài giỏi, xuất thân từ gia đình làm nghê chài lưới. Do vậy, một số vùng ven biển ở Quảng Ninh như Quan Lạn (Vân Đồn), Trà cổ (Móng Cái) và Đầm Hà... nhân dân đã tôn các vị này làm Thành hoàng làng và thờ trong các đình, đền, miếu. Ở Đầm Hà, hai vị Thành hoàng này được thờ chính ở trong đình (“Sắc Không lộ Thiền sư, Giác Hải đại vương nguyên thuộc chính thần”).
Ở đình Đầm Hà, việc phối thờ Tứ vị Thánh Nương làm Thành hoàng, khi bên cạnh việc cày cấy, người dân Đầm Hà đã phát triển nghề đánh bắt thuỷ hải sản, lúc đầu là gần bờ, sau dần xa bờ. Các thuyền của dân xã, trong đó có họ Đinh (cải từ họ Trần, quê ở vùng biển Diễn Châu, Nghệ An) thường có hướng xuôi về quê hương để đánh bắt. Họ đã vào đền ở cửa biển Đại Càn, xã Hương Cát xin chân nhang của Tứ Vị Thánh Nương đem về quê hương mới ở Đầm Hà thờ cúng tại đình, với mong muốn các vị Hải thần này sẽ phù trợ, giúp đỡ họ trong công việc làm ăn, đi biển.
Ngoài việc thờ chung tại đình, Tứ Vị Thánh Nương còn có miếu thờ riêng - Miếu Quốc Mẫu. Hàng năm dân làng Đầm Hà mở hội đình, đều có nghi thức dâng cỗ chay lên miếu vào sáng 15 tháng Giêng và hát tại miếu sau khi tế xong. Miếu được xây ở bên phải, ngang với hậu cung của đình. Miếu bị hỏng từ năm 1963 cùng với đình Đầm Hà.
Các ngôi miếu thờ Thành hoàng.
Đình làng Đầm Hà và miếu thờ Thành hoàng làng Đầm Hà có mối quan hệ gần gũi mật thiết với nhau. Đình là nơi thờ vọng Thành hoàng làng, là nơi hội họp của làng và tổ chức các lễ hội hàng năm của làng. Miếu là nơi dành riêng cho việc phụng thờ Thành hoàng làng. Hàng năm, vào dịp lễ hội chính, dân làng Đầm Hà tổ chức rước Thành hoàng làng từ miếu về đình để dự hội, kết thúc lễ hội lại rước Thành hoàng trở về miếu an vị.
Theo tư liệu Hán Nôm, sau khi làng Đầm Hà tổ chức xong lễ hội, có nghi thức làm lễ an vị Thành hoàng tại bốn miếu “lễ an vị tứ miếu”. Như vậy trước kia làng Đầm Hà có bốn miếu thờ Thành hoàng. Nhưng thực tế nhân dân ở đây chỉ xác định được ba miếu, đó là:
1.Miếu Rừng Hè.
Miếu được xây dựng cùng thời điểm với đình Đầm Hà, cách đình hiện nay khoảng hơn 2km về hướng đông, thuộc thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà. Miếu được xây dựng trong khu vực trại Rừng Hè, nên dân làng còn gọi là miếu Rừng Hè.
Miếu Rừng Hè được dựng ở nơi cao ráo, sáng sủa, có vị trí rất đắc địa, miếu quay hướng đông bắc - hướng về núi Chùa, nơi xưa kia có ngôi chùa Đầm Hà tọa lạc. Phía trước miếu có một kênh (kiểng) đào nối từ đoạn gần chợ Đầm Hà cũ đến Rừng Hè.
2.Miếu Cửa Biển.
Được xây dựng cùng thời điểm với đình Đầm Hà, cách đình Đầm Hà khoảng hơn 2km về hướng đông, nay ở khu vực đóng thuyềnL thuộc cảng Đầm Buôn, thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà.
Miếu được xây dựng ngay sát mép nước biển, thuộc khu vực đóng thuyền của cảng Đầm Buôn. Miếu quay hướng đông bắc, phía trước là biển. Diện tích miếu nhỏ, thấp, thoạt nhìn giông như am thờ, rộng 7,8m2, chiêu dài 3,65m, rộng 2,15m, cao gần 2m. Tường xây gạch đỏ thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương địa phương theo kiểu bán mái. Các cụ già và nhân dân ở đây cho biết, ngôi miếu xưa kia cũng chỉ nhỏ vậy, bởi đây là vùng cửa biển, thường xuyên phải hứng chịu những cơn phong ba bão táp của biển cả, nên không thể xây cao rộng như miếu thờ Thành hoàng ở Rừng Hè.
3.Miếu Quốc Mẫu:
Xây dựng ở bên phải đình Đầm Hà, hơi lùi về phía sau, ngang với hậu cung của đình. Năm 1963, miếu Quốc Mau bị dỡ cùng với đình Đầm Hà. Căn cứ theo các cụ già ở đây kể lại: Miếu có kiến trúc kiểu chữ nhất, chiều dài khoảng 3m, rộng khoảng 2m, quay hướng tây nam, cùng hướng đình. Tường xây bằng đá áp giai, mái lợp ngói âm dương địa phương, giống vật liệu xây đình. Hai đầu hồi miếu xây bít đốc.
4.Chùa Đầm Hà (Khánh Vân tự).
Chùa Đầm Hà nằm ở lưng chừng ngọn núi Hàm Long, cao hơn nền đình khoảng 3 mét. Chùa xây dựng ở vị trí hàm trên của con rồng, đình xây dựng ở vị trí hàm dưới của con rồng. Nay do dân cư phát triển, xung quanh chùa là xóm làng trù phú, dãy núi có hình dáng con rồng không còn rõ nét.
Chùa Đầm Hà nằm ở phía sau đình, cách một đoạn đường dẫn từ đình đến chùa dài khoảng 30m. Hiện nay chùa nằm trong khuôn viên rộng 1.175,4m2, bao gồm cả phần sân đất phía ngoài tường bao. Giáp với sân chùa là đẩt trong màu của nhân dân. Phía sau chùa (giáp tường bao) là đất của Huyện đội Đầm Hà quản lý (nhân dân gọi là đồn Đỏ), hai bên chùa giáp nhà dân.
Chùa quay hướng tây nam, cùng hướng với ngôi đình trước đây. Chùa có kiến trúc kiểu chữ Hồi (hồi phúc, hồi hướng), gồm 4 toà nhà được quây lại với nhau thành một hình gần vuông, đó là ba gian tiền đường và ba gian hậu cung. Nối tiền đường với hậu cung là hai dẫy hành lang hai bên. Ở giữa là một khoảng trống để lấy ánh sáng ừời và tạo độ thoáng mát cho chùa (nhân dân gọi Giếng Trời)
Năm 2002, chùa được tu bổ, tôn tạo lại từ nguồn công đức của Phật tử và nhân dân địa phương. Cổng chùa là hai cột trụ xây, chưa có tam quan. Ở bên trái sân chùa xây một lầu hương (trung thiên), hai tầng 4 mái. Giữa sân chùa xây một bệ đặt bát hương sứ to (cây hương).
Bên phải chùa là Điện thờ Mầu, xây dựng năm 2002. Kiến trúc hình vuông, một gian, hai chái, diện tích 20m2, chiều dài 4,5m, chiều rộng 4,5m. Tường xây gạch, mái lọp ngói đỏ, trên bờ nóc đắp lưỡng long chầu nhật. Có bốn mái, các góc mái đắp đầu rồng. Có hai cột hiên đắp nổi rồng lượn. Có ba cửa ra vào nhưng để trống, không có cánh cửa.