PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thông tin chung:
Tên cơ quan: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Địa chỉ: Phố Thống Nhất - Thị Trấn Tiên Yên
Điện thoại: 033.3876.272
E-mail: phongldtbvxh.ty@quangninh.gov.vn
2. Tổ chức bộ máy:
|
Đồng chí: La Thị Thủy
Trưởng phòng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Điện thoại cố định:
Điện thoại di động:
Phụ trách: Quản lý chung
Email: lathithuy@quangninh.gov.vn
|
|
|
|
Đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Mai
Phó phòng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Điện thoại cố định:
Điện thoại di động: 0912427680
Phụ trách: Trẻ em, Đào tạo nghề, Lao động việc làm Email:Nguyenthithanhmai.ty@quangninh.gov.vn
|
|
Đồng chí: Lương Thế Điền
Chuyên viên
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Điện thoại cố định:
Điện thoại di động: 0943719866
Phụ trách: Người có công, BHXH, BHYT, Bảo trợ xã hội Email:luongthedien@quangninh.gov.vn
|
|
Đồng chí: Lê Thúy Hà
Chuyên viên
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Điện thoại cố định:
Điện thoại di động: 0983710283
Phụ trách: Kế toán Email:lethuyha@quangninh.gov.vn
|
Chức năng, nhiệm vụ
*/ Chức năng:
1. Phòng Lao động - TB & XH là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động; việc làm, dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
2. Phòng Lao động - TB & XH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - TB&XH tỉnh Quảng ninh.
*/ Nhiệm vụ:
1. Công tác Lao động, Thương binh và xã hội.
1.1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm) và hàng năm, chương trình, mục tiêu; các dự án về công tác quản lý nhà nước, lĩnh vực lao động, việc làm, chính sách người có công và các lĩnh vực xã hội.
- Điều tra về số lao động, phân loại chất lượng lao động, phân bố dân cư trên địa bàn, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế.
- Thống kê danh sách lao động đang có việc làm, lao động thất nghiệp, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn.
- Theo dõi, giám sát các đơn vị doanh nghiệp, lập quỹ và thực hiện quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về lao động đối với các cơ sở sử dụng lao động; về tiền lương, tiền công, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. Thanh tra về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tham gia hòa giải về tranh chấp lao động.
1.2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu, các dự án đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật về công tác lao động - thương binh &xã hội. Quản lý Nhà nước về thực hiện pháp luật lao động đối với các cơ sở sử dụng lao động.
2. Công tác người có công:
2.1. Tham mưu cho UBND huyện: Quản lý tốt các đối tượng người có công; tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tổ chức các hội nghị gặp mặt các đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết, tổ chức hội nghị kỷ niệm ngày 27/7 (ngày thương binh liệt sĩ), quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ của huyện.
2.2. Thực hiện công tác chi trả chính sách cho các đối tượng người có công, các đối tượng học sinh, sinh viên đối với con em người có công.
3. Về công tác bảo trợ xã hội:
3.1. Tham mưu cho UBND huyện:
- Điều tra, khảo sát tình trạng nghèo đói trong dân cư, xây dựng, giám sát thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm .
- Điều tra và giải quyết chế độ cho người tàn tật, người già cô đơn, người cao tuổi, trẻ mồ côi.
- Giải quyết chế độ cứu trợ xã hội cho các đối tượng yếu thế, thiên tai, tai nạn rủi ro và các điều kiện bất khả kháng khác.
3.2. Đề nghị tỉnh giải quyết cấp thẻ khám chữa bệnh cho các đối tượng người nghèo, tàn tật và người cao tuổi.
4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội :
4.1. Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát các đối tượng xã hội trên địa bàn.
4.2. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội .
4.3. Quản lý các đối tượng tệ nạn xã hội, thực hiện kế hoạch đi cai nghiện ma tuý hàng năm.
4.4. Quản lý đối tượng sau cai nghiện.
5. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Bình đẳng giới:
5.1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các qui định của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - bình đẳng giới. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi các văn bản được ban hành .
5.2. Xây dựng kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm), hàng năm, chương trình, mục tiêu các dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Bình đẳng giới.
5.3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình các dự án đã được phê duyệt và các qui định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - bình đẳng giới.
5.4. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành đoàn thể các tổ chức xã hội ở huyện thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tổ chức tốt tháng hành động vì trẻ em hàng năm.
5.5. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới.
6.Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo khác theo yêu cầu của Sở Lao động TBXH và của Uỷ ban nhân dân huyện.
7.Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.