1. Thông tin chung:
- Tên đơn vị: Ủy ban MTTQ Thành phố
- Địa chỉ: Khu 2, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: 0203 3 854 057
2. Tổ chức bộ máy:
|
- Đồng chí: Đào Ngọc Sơn
- Chức vụ: UVBTV - Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố, Trưởng khối MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội thành phố.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ Anh, Cử nhân Luật kinh tế, Thạc sỹ Luật kinh tế
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 0203.3.854057 - 0903255442
- Email: daongocson@quangninh.gov.vn
|
|
- Đồng chí: Nguyễn Xuân Chương
- Chức vụ: Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố
- Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp I, Kỹ sư kế toán, ngành kế toán doanh nghiệp
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 033.3855624
- Email: nguyenxuanchuong@quangninh.gov.vn
|
|
- Đồng chí: Phạm Thái Sơn
- Chức vụ: Phó Chủ tịch UB MTTQ thành phố
- Trình độ chuyên môn: Học viện Tài chính, cử nhân kinh tế, ngành Kế toán; Cử nhân hành chính ngành QLNN
- Trình độ LLCT: Trung cấp
- Điện thoại: 0983.909.974
- Email: phamthaison@quangninh.gov.vn
|
|
- Đồng chí: Nguyễn Thị Bích Hồng
- Chức vụ: Chuyên viên
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kế toán
- Trình độ LLCT: Cao cấp
- Điện thoại: 0203.2213620
- Email: nguyenthibichhong@quangninh.gov.vn
- Lĩnh vực phụ trách: Kế toán
|
3. Quy chế, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ Thành phố
CHƯƠNG I
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN MTTQ VIỆT NAM THÀNH PHỐ
Điều1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố do Đại hội Mặt trận Tổ quốc (viết tắt là MTTQ) Việt Nam thành phố hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trong thời gian tới;
2. Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố theo hướng dẫn của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh;
3. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước; phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản của cấp uỷ, chính quyền và cơ quan nhà nước cùng cấp;
4. Hiệp thương dân chủ cử Ban Thường trực, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực, Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố;
5. Xét, quyết định kết nạp làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
6. Ra lời kêu gọi nhân dân thành phố hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và chế độ làm việc:
1. Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố hoạt động theo nguyên tắc công khai, vừa hiệp thương dân chủ, vừa bảo đảm tập trung dân chủ. Các chủ trương, nghị quyết của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố sau khi được thảo luận và hiệp thương đi đến thống nhất, các Uỷ viên có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Chế độ họp Uỷ ban MTTQ thành phố:
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố họp thường lệ ít nhất sáu tháng một lần; họp đột xuất khi cần thiết;
- Chủ toạ Hội nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố do Ban Thường trực cử trong số Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực;
- Trong các kỳ hội nghị, các Uỷ viên đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi cho Ban Thường trực; những ý kiến khác nhau được thảo luận trước khi biểu quyết. Các Nghị quyết của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố phải được quá nửa (1/2) Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố dự họp thông qua.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC CỦA BAN THƯỜNG TRỰC
Điều 3: Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố (gọi chung là Ban Thường trực) do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố hiệp thương dân chủ cử trong số Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực là những người hoạt động chuyên trách; là cơ quan đại diện của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố giữa hai kỳ họp Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố.
Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các Hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
2. Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các chủ trương công tác của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
3. Định kỳ hàng tháng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ảnh, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền thành phố và Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
4. Tổ chức việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tổ chức giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước; tổ chức góp ý, phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương thuộc chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam thành phố.
5. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường;
6. Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, phường.
7. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc của cơ quan MTTQ thành phố;
8. Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên;
9. Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
10. Ban hành Quyết định, Thông tri, quy chế phối hợp công tác và kiểm tra thực hiện các văn bản đó;
11. Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật;
12. Chủ trì giao ban công tác sáu tháng, một năm đối với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, phường;
13. Cho ý kiến về việc chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ của MTTQ Việt Nam xã, phường (về chương trình, nội dung và nhân sự).
Điều 4: Nguyên tắc làm việc của Ban Thường trực và cơ quan Mặt trận thành phố: Làm việc theo chế độ tập thể, phân công cá nhân phụ trách.
Điều 5: Phạm vi phụ trách và giải quyết công việc của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố: Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố là người đứng đầu Uỷ ban, chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật; quy chế dân chủ, bảo vệ chính trị nội bộ, đối ngoại, quản lý tài chính, ngân sách của cơ quan và quỹ "Vì người nghèo".
Điều 6: Phạm vi phụ trách và giải quyết công việc của các Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố:
1. Quyền và trách nhiệm của Phó Chủ tịch chuyên trách:
- Sử dụng quyền hạn của Chủ tịch, nhân danh Ban Thường trực giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi được phân công.
- Ký các văn bản liên quan đến nội dung công việc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban Thường trực.
- Thay mặt Chủ tịch điều hành, giải quyết công việc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, của cơ quan khi được Chủ tịch uỷ quyền. Chủ động giải quyết công việc được phân công, những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực phụ trách chung hoặc của Thường trực, khi xét thấy cần có sự thống nhất trong Ban Thường trực thì báo cáo, trao đổi với tập thể Ban Thường trực hoặc với Chủ tịch trước khi giải quyết.
- Tham mưu, đề xuất với Ban Thường trực, với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc về lĩnh vực chuyên môn được phân công, trực tiếp tham gia đánh giá, nhận xét phong trào thi đua, tham mưu nhận xét phân loại, công nhận tổ chức, cá nhân Mặt trận cấp dưới và tổ chức, cá nhân là thành viên.
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường trực, của cơ quan Mặt trận; các kỳ họp của các tổ chức trên địa bàn Thành phố và ở Tỉnh theo sự phân công của Chủ tịch. Ký các văn bản báo cáo hàng tháng, quý và các văn bản khác của cơ quan thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
2. Quyền, Chế độ trách nhiệm của Phó Chủ tịch không chuyên trách: Tích cực phát huy uy tín, ảnh hưởng của mình đối với lĩnh vực công tác phụ trách, nhằm góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chủ trì lĩnh vực, nội dung công tác được phân công hoặc được uỷ quyền của Chủ tịch và thông báo kết quả công tác với Chủ tịch và Ban Thường trực. Đề xuất nội dung công tác thuộc lĩnh vực của mình với Ban Thường trực.
3. Phân công nhiệm vụ đối với các Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực chuyên trách.
3.1. Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Dân chủ, pháp luật, huấn luyện. Phân công là Phó Chủ tịch thường trực. Giúp Chủ tịch theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3.2. Phó Chủ tịch phụ trách: công tác Phong trào, Tuyên giáo của MTTQ thành phố; giúp Chủ tịch theo dõi, tổng hợp việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ thành phố chủ trì; các chương trình phối hợp công tác với các ngành, tổ chức thành viên.
3.3. Uỷ viên Thường trực: Phụ trách công tác Tôn giáo, Dân tộc và Văn phòng cơ quan Mặt trận thành phố.
CHƯƠNG III
QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Thành viên của MTTQ thành phố bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương I, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) được quy định như sau:
Điểu 7: Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức:
1. Quyền của thành viờn tổ chức
a. Thảo luận, kiến nghị, chất vấn, đánh giá về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
b. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp hành động hoặc tổ chức hiệp thương để phối hợp hành động giữa các thành viên có liên quan, nhằm phát huy sáng kiến của các tổ chức thành viên để thực hiện chương trỡnh, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cỏc tổ chức thành viên;
c. Tham gia hoạt động giám sát, phản biện xó hội và xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của tổ chức mình;
đ. Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
e. Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
2. Nghĩa vụ của thành viên tổ chức
a. Thực hiện Điều lệ, Chương trỡnh hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các chương trỡnh phối hợp cụ thể giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức thành viên và cơ quan nhà nước có liên quan; tập hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, đoàn viên, nhân dân và báo cáo kết quả thực hiện chương trỡnh phối hợp và thống nhất hành động với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
b. Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân thi hành Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
c. Đôn đốc các thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mỡnh thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;
d. Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
đ. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của thành viờn cỏ nhõn
1. Quyền của thành viờn cỏ nhõn
a. Được nhận thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
b. Được mời tham gia các hoạt động liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trỡnh cụng tỏc và chớnh sỏch cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
c. Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tạo điều kiện để hoàn thành các nghĩa vụ của mỡnh trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
d. Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tham gia các hoạt động khi được phân công.
2. Nghĩa vụ của thành viên cá nhân
a. Thực hiện Điều lệ, Chương trỡnh phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; báo cáo kết quả thực hiện nghĩa vụ thành viên với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố khi có yêu cầu. Tham dự đầy đủ các hội nghị của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố, nếu có lý do chính đáng không đến dự họp được, cần báo cáo và gúp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi Ban Thường trực; nhưng không vắng quá hai lần kỳ họp trong một năm.
b. Định kỳ tập hợp và phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân, phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động cộng tác với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố thông qua Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
c. Giữ vai trũ nũng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú; về lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận chủ trì và phát động.
d. Tham gia các hoạt động khi được phân công và góp ý cỏc văn bản khi được yêu cầu.
Điều 9: Quan hệ và nguyên tắc hoạt động giữa Ban Thường trực với các thành viên và giữa các thành viên
1. Quan hệ giữa Ban Thường trực với thành viên, giữa thành viên với thành viên trong MTTQ Việt Nam thành phố là hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước và Chương trình của MTTQ Việt Nam;
2. Cùng nhau thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam thành phố.
CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC
Điều 10: Chế độ hội nghị, thông tin, báo cáo
1. Hội nghị Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố: Đầu giờ sáng thứ hai hàng tuần hội ý Ban Thường trực giải quyết các công việc cụ thể trong tuần. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ thành phố họp thường lệ mỗi tháng ít nhất hai lần; do Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố chủ tọa phiên họp, nếu Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch Thường trực chủ tọa phiên họp, để kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tháng và thảo luận thống nhất chương trình hành động tháng sau, tự phê bình, phê bình rút kinh nghiệm trong điều hành và thực hiện chương trình.
2. Trong trường hợp cần thiết Ban Thường trực sẽ triệu tập hội nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố đột xuất hay hội nghị Uỷ ban MTTQ mở rộng để bàn các nghị quyết chuyên đề; trong cuộc họp mọi thành viên phải chuẩn bị ý kiến và tham gia thảo luận đảm bảo dân chủ; đề xuất những giải pháp và biểu quyết thông qua những nội dung thuộc chương trình hội nghị.
Điều 11: Chế độ công tác
1. Hàng tháng, thành viên Ban Thường trực trong phạm vi trách nhiệm và nội dung công tác được phân công xây dựng chương trình đi kiểm tra, nắm bắt tình hình, hướng dẫn cơ sở hoặc chuẩn bị cho chương trình hoạt động tháng sau, quý sau. Thường xuyên sâu sát cơ sở, địa bàn được phân công phụ trách, theo dõi.
2. Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, của hội viên, đoàn viên của tổ chức mình về những vấn đề bức xúc, các vấn đề dư luận xã hội và nhân dân đang quan tâm, gửi đến Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ thành phố mà mình là thành viên.
Điều 12: Nguồn kinh phí hoạt động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố do ngân sách thành phố cấp, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 13: Chế độ khen thưởng, kỷ luật
1. Khen thưởng: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc thì được khen thưởng. Những cá nhân có quá trình công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được xét đề nghị Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc".
2. Kỷ luật: Cán bộ công chức cơ quan Mặt trận không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những vi phạm thì xử lý theo quy chế làm việc của cơ quan. Đối với thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi công nhận là thành viên của MTTQ Việt Nam. Việc xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên do Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố quyết định.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Các Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Hằng năm, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố có trách nhiệm kiểm điểm rút kinh nghiệm thực hiện quy chế và sửa đổi, bổ sung những vấn đề không còn phù hợp.
Điều 15: Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này./.