Khái quát chung

25/03/2020

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Vạn Yên là một xã miền núi phía Đông Bắc huyện Vân Đồn, cách trung tâm huyện khoảng 15km , xã có tổng diện tích là 10.582,8 ha với 1.325 nhân khẩu.

Trên địa bàn xã có Tỉnh lộ 334 chạy qua và cảng Vạn Hoa, tạo thuận lợi cho việc đi lại và giao thương của nhân dân trong xã.

Xã Vạn Yên là địa bàn cư trú của 10 dân tộc anh em sinh sống, vì vậy nhân dân xã Vạn Yên có đời sống văn hóa tình thần phong phú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, được lưu giữ và bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân xã Vạn Yên đã tham gia đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược, bảo vệ bờ cõi tổ quốc.

Năm 1858, thực dân pháp xâm lược nước ta; năm 1884, chúng đánh chiếm khu mỏ; nhân dân Vạn Yên đã cùng với nhân dân trong vùng anh dũng đứng lên chống lại thực dân pháp xâm lược; tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đề Hồng, Cai Thái (1890-1895).

Sau chiếm được khu mỏ, thực dân pháp tiến hành khai thác than và xây dựng cảng và sở chỉ huy quân đội pháp ở Vạn Hoa (Vạn Yên). Số lượng công nhân ở đây lên gần 2 ngàn người.

 

 Khu Vực cảng Vạn Hoa nhìn từ trên cao (thập niên 1920)

Hiểu rõ tầm quan trọng của Vạn Hoa về kinh tế và quốc phòng, là nơi có đội ngũ công nhân đông đảo, sống tập trung; tháng 7 năm 1929, chi bộ đông dương Cộng sản Đảng ở Cửa Ông – Cẩm Phả đã cử cán bộ ra gây dựng cơ sở tại mỏ than Kế Bào; được một thời gian ngắn do địch kiểm soát gắt gao, cán bộ ta phải trở về Cửa Ông.

Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đã lãnh đạo nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đặc khu Hòn Gai, các xã trên quần đảo Cái Bầu đều giành được chính quyền; nhưng ở Vạn Hoa (Vạn Hoa Cảng và Vạn Hoa Phố) khi đồng minh vào giải giáp quân nhật, quân pháp từ biên giới Việt Trung và đảo Cô Tô đã về chiếm Vạn Hoa; vì ta chưa xây dựng được cơ sở, nên ở đây không giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, huyện Cẩm Phả (nay là huyện Vân Đồn) đã cử cán bộ vào xây dựng cơ sở, làm công tác binh vận tại Vạn Hoa, nhưng vì điều kiện đi lại khó khăn, địch lại kiểm soát và khủng bố gắt gao, nên cán bộ ta lại vẫn không dựng được cơ sở. Năm 1951, cán bộ tỉnh Hải Ninh từ Hà Dong – Cái Đản  huyện Tiên Yên đã về xây dựng cơ sở, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng của nhân dân Vạn Hoa cảng và Vạn Hoa phố (nay là xã Vạn Yên) phát triển làm cơ sở vững trắc cho quân ta (lực lượng Chiến khu Đệ Tứ - tức chiên khu Trần Hưng Đạo, tức Chiến Khu Đông Triều) vào tiếp quản. ngày 8-8-1954, quân viễn chinh Pháp rút khỏi Vạn Hoa, huyện Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng.

T

 

                    Một góc khu dân cư bên cảng Vạn Hoa (thập niên 1920)

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Vạn Hoa cảng và Vạn Hoa phố cùng cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuối năm 1957, xã Vạn Yên (trước là Vạn Hoa phố) và Vạn Hoa (trước là Vạn Hoa cảng) được thành lập. Từ năm 1960, mặc dù cơ nhiều thay đổi (xã Vạn Hoa chuyển khỏi cảng về Vạn Yên,.. từ Vạn Yên ra trà Ngọ… xóa bỏ xã Vạn Hoa cũ, thành lập xã Vạn Hoa Trà Ngọ…), nhưng chi bộ và nhân dân xã Vạn Yên và Vạn Hoa vẫn lãnh đạo nhân dân góp phần cùng nhân dân miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền nam, Với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân  tích cực cùng lực lượng chủ lực chiến đấu nhiều trận, lập nhiều chiến công, tiêu biểu ngày 22/11/1966 đội trực chiến phòng không dân quân địa phương phối hợp với đơn vị phòng không đánh trả quyết liệt để bảo vệ cầu Kế Bào, bắn rơi 1 máy bay Mỹ, tiêu diệt 1 giặc lái. đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhân dân trong xã tích cực tham gia đào công sự, xây dựng phòng tuyến chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

Tổng kết các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, toàn xã có 34 đồng chí hy sinh được công nhận là liệt sĩ, 1 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen, giấy khen các loại.

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Vạn Yên hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Tính đến cuối năm 2022, Đảng bộ xã Vạn Yên 114 đảng viên sinh hoạt trong 08 chi bộ.

Sản xuất nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế chủ đạo của xã Vạn Yên, trong đó trồng cây ăn quả  đặc biệt là cây cam và cây lấy gỗ là kinh tế mũi nhọn. Đến nay, toàn xã có trên 100 hộ gia đình trồng cam với diện tích gần 200 ha, sản lượng đạt 200 tấn/năm; Trong những năm gần đây, mô hình trồng cam Vạn Yên phát triển gắn với hình thức du lịch sinh thái nhà vườn. Hàng năm, Vạn Yên đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái tại các vườn cam, góp phần nâng cao tỷ lệ tiêu thụ và thu nhập cho người dân. Năm 2022, Tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 104 tỷ đồng

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135 và Đề án 196, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2021 xã Vạn Yên được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Đến cuối  năm 2022, xã có 100% thôn được công nhận thôn văn hóa, 90% số hộ đạt gia đình văn hóa. Xã có 1/2 trường học đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Với những thành tựu đó, Vạn Yên đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Quảng Ninh hôm nay. 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 

 

 

 

 

 

 Các tuyến đường giao thông

 

 

 

 

 

Công tác Vệ sinh môi trường và phong trào “ngày chủ nhật xanh”

 

 
   

 

Các hoạt động VHVN-TDTT

 

 

 

Hệ thống mương nội đồng

 

Thi công hệ thống cầu trên địa bàn xã

 

 

 

 

 Hệ thống trường

 

 Trạm y tế xã

 

 

 

Hệ thống các nhà văn hóa

 

 

 

Xây dựng vườn mẫu

 

 

 


Tin Nóng
Tin tiêu điểm

Lịch công tác trống

Website liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay: 124
Đã truy cập: 238238