Tại điểm cầu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh có đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện Ban Thi đua Khen thưởng, Sở Nội vụ; đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ và đại diện các cơ sở giáo dục và đào tạo tại 13 điểm cầu địa phương trong tỉnh kết nối trực tiếp với điểm cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh
Theo báo cáo tóm tắt của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc triển khai thực hiện Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (Nghị định số 27), từ năm 2015 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức được 02 đợt xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú vào năm 2017 và năm 2020, trong đó đã có 82 NGND và 1665 NGƯT được Chủ tịch nước phong tặng. Đây là sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành Giáo dục nói chung, đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng, thể hiện truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Tuy nhiên, trước yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đặc biệt yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng, một số quy định của Nghị định số 27 đã bộc lộ những bất cập cần được thay thế cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục và Luật Thi đua, khen thưởng (đang được sửa đổi).
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành địa phương khi tổng kết việc thi hành Nghị định số 27 và đề xuất điều chỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất một số nội dung khi xây dựng Nghị định thay thế như: Đối tượng xét tặng; bổ sung giải thích từ ngữ để rõ ràng và tường minh trong xây dựng tiêu chuẩn; nguyên tắc xét tặng; bổ sung điều kiện và cách tính thời gian trực tiếp giảng dạy; kinh phí tổ chức xét tặng; lấy phiếu tín nhiệm và thăm dò sư luận; thành viên Hội đồng; tỷ lệ phiếu bầu; tiêu chuẩn; biểu mẫu.
Tại Hội thảo, đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định, đề nghị làm rõ hơn một số nội dung quy định trong dự thảo; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi, giải đáp một số kiến nghị, đề xuất và tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình ban hành trong thời giai tới./.
Nguyễn Thị Huyền Trang - Chuyên viên Văn phòng