Do Internet phát triển quá nhanh với các loại hình dịch vụ và phương thức kết nối mạng tiêu tốn địa chỉ, kể từ năm 2011, IPv4 chính thức cạn kiệt ở phạm vi toàn cầu. IPv6 được thiết kế thay thế, để khắc phục các nhược điểm của IPv4 và đáp ứng được các yêu cầu phát triển của công nghệ, dịch vụ Internet thế hệ mới.
Tính đến tháng 4/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 toàn cầu đạt khoảng 26%, tăng trưởng trung bình 200% một năm (nguồn Google) với xu thế mặc định triển khai thuần IPv6 trong các mạng di động 4G LTE, 5G, IoT. Tại Mỹ, 80% thuê bao di động 4G của 4 nhà mạng lớn nhất hoạt động với IPv6. Tại Ấn Độ, 90% thuê bao LTE và của Ấn Độ hoạt động với IPv6. Tỉ lệ người dùng IPv6 toàn cầu đang gia tăng gấp đôi hàng năm. Dự báo, đến cuối năm 2020, tỷ lệ triển khai IPv6 toàn cầu đạt khoảng 50% đây cũng là thời điểm IPv4 dần ngừng hoạt động.
Một số hệ thống thống kê, thông tin về triển khai IPv6 toàn cầu, tham khảo các liên kết sau:
1. Khai trương IPv6 toàn cầu
Ngày 6/6/2012, sự kiện Khai trương IPv6 toàn cầu (world IPv6 launch) chính thức được diễn ra.Từ đó, địa chỉ IPv6 ngày càng được hiện diện và sử dụng trên bản đồ Internet toàn cầu.
2. Các hệ thống thống kê IPv6 uy tín
2.1. Thống kê IPv6 của APNIC (Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á - Thái Bình Dương).
2.2. Thống kê IPv6 của CISCO
2.3. Thống kê IPv6 của Google